Tỏi – Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết?

0
2045

Tỏi còn được gọi là Hồ, củ của cây Tỏi được gọi là Đại toán, có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, tiêu tích, tiêu sưng phù, sát trùng giải độc, vừa là cây gia vị, vừa là vị thuốc quý phòng và chữa được rất nhiều bệnh như cảm cúm, mỡ máu, thấp khớp, tim mạch, phế quản, tiêu hóa…Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vị thuốc tuyệt vời này.

Đặc điểm của cây tỏi

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 1
Đặc điểm của cây tỏi

Thân, lá tỏi: Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.
Củ, tép tỏi: Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Củ tỏi nằm phía dưới mặt đất.

Hoa tỏi: Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Cán hoa mọc trực tiếp từ củ tỏi, bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa ra vào tháng 5-7, quả tháng 9-10.
Củ tỏi màu trắng nhạt, các múi có mùi hăng, vị cay, tính nóng.

Tỏi là một loại cây dễ trồng, và có khả năng chịu lạnh tốt, cây có thể tạo củ ở nhiệt độ 20-22oC và vẫn có thể phát triển tốt nếu nhiệt độ 18-20oC.
Tỏi là loại cây trồng ưa ánh sáng dài ngày, tỏi sẽ ra củ rất nhanh nếu có đủ nắng trong 12 giờ/ngày.

Tỏi là loại cây ưa nước, nhưng nếu tưới quá nhiều nước sẽ khiến củ bị úng, thậm chí thối củ, nhưng nếu thiếu nước thì củ sẽ đanh lại và nhỏ hơn

Phân bố  của cây tỏi

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 2
Phân bố  của cây tỏi 

Chi Hành (Allium) là chi thực vật bao gồm khoảng khoảng 1.250 loài hành tỏi khác nhau, thường được phân loại trong họ Hành (Alliaceae). Một số nhà thực vật học cũng đã phân loại một số loài trong chi này thuộc họ Loa kèn (Liliaceae).

Chúng là các lòai thực vật sống lâu năm có thân phình ra thành củ giống như củ hành. Chúng phát triển tốt trong vùng ôn đới của Bắc bán cầu, ngoại trừ một số loài có mặt ở Chile (loài Allium juncifolium), Brazil (loài Allium sellovianum) hoặc nhiệt đới châu Phi (loài Allium spathaceum).

Chiều cao thân cây của chúng dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây không có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày đặc, trong cách gọi thông thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài, từ rất nhỏ (đường kính khoảng 2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm). Một số loài (chẳng hạn hành tăm A. schoenoprasum) phát triển các gốc lá dày dặc chứ không tạo ra chồi như những loài khác.

Phần lớn các chồi cây trong các loài thuộc chi hành đều gia tăng bằng cách tạo ra các chồi nhỏ hay “mầm cây” xung quanh chồi già, cũng như bằng cách phát tán hạt. Một vài loài có thể tạo ra nhiều củ (quả) nhỏ trong cụm hình đầu ở gốc lá; tạo ra cụm nhỏ gọi là “mắt hành (tỏi)” (chẳng hạn A. cepa nhóm Proliferum). Các mắt này có thể phát triển thành cây.

Chi này chứa một số loài cây có giá trị như hành, hẹ tây, tỏi tây, tỏi và hành tăm. Mùi của “hành” là đặc trưng cho cả chi nhưng không phải mọi loài đều có mùi giống nhau.

Cây tỏi (Allium sativum) là một loài trong chi Hành tây (Allium) có nguồn gốc ở Trung Á, có lịch sử sử dụng trên 7.000 năm được biết đến Ai Cập cổ đại , và đã được sử dụng cho mục đích ẩm thực và làm thuốc. Ngày nay tỏi là cây rau gia vị quan trọng ở khu vực Địa Trung Hải, cũng như một gia vị thường xuyên ở Châu Á, Châu Phi, và châu Âu.

Cây tỏi được trồng trên toàn cầu, nhưng Trung Quốc là nhà sản xuất tỏi lớn nhất thế giới với khoảng 13,5 triệu tấn củ tỏi hàng năm, chiếm hơn 80% sản lượng thế tỏi giới. Các nước trồng nhiều tỏi khác là Ấn Độ (4,1%), Hàn Quốc (2%), Ai Cập và Nga (1,6%)…

Ở Việt Nam cây tỏi được trồng ở khắp cả nước. Những vùng trồng tỏi nổi tiếng gồm có Phan Rang, Đảo Lý Nhơn, Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng…

Giống tỏi được trồng phổ biến ở Việt Nam

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 3
Giống tỏi được trồng phổ biến ở Việt Nam 

-Giống tỏi địa phương: tỏi gié, tỏi trâu trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Năng suất thấp và được trồng rải rác.

-Giống tỏi trắng: Lá xanh đậm to bản, củ to, đường kính củ 4-4,5 cm khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Khả năng bảo quản kém hay bị óp. Năng suất của đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/Ha.

-Giống tỏi tía: Lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt, củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10-11 nhánh (tép), đường kính củ 3,5-4 cm. Giống này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn giống tỏi trắng. Năng suất của đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/Ha.

-Giống tỏi tây: Các tỉnh Duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nhập nội củ to còn gọi là tỏi tây (Nhóm Allium Porrum L.).

Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Những công dụng trị bệnh của tỏi không phải ai cũng biết

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 4
Tỏi – Một số thông tin về tỏi

Giảm nguy cơ sinh non: Nếu bà bầu bị nhiễm vi khuẩn trong giai đoạn đang mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi bị sinh non. Tuy nhiên, nếu bà bầu bổ sung thêm tỏi và thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non vì các hợp chất kháng sinh trong tỏi rất tốt.

Phòng chống ung thư: Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Những người bị bệnh dạ dày hoặc đại tràng nên ăn tỏi hàng ngày để giảm nguy cơ bệnh nặng hơn.

Trị cảm cúm: Tính chất kháng khuẩn của tỏi giúp giảm ho và điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm cúm, giúp phục hồi nhanh chóng hơn mà không cần dùng thuốc kháng sinh; Ăn tỏi thường xuyên giúp bổ sung allicin, giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm lên đến 63%
tỏi trắng

Trị mụn trứng cá: Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn, giúp điều trị mụn tại chỗ rất hiệu quả

Giúp xương chắc khỏe: Phụ nữ sẽ không bị bệnh loãng xương khi về già nếu ăn tỏi thường xuyên vì tỏi giúp làm tăng lượng nội tiết tố estrogen; Các chất dinh dưỡng trong tỏi như vitamin B6, vitamin C, kẽm…giúp xương chắc khỏe hơn.

Giảm huyết áp: Hàm lượng polysulfides, các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp. Đặc biệt người già và người huyết áp cao nên ăn tỏi hàng ngày để duy trì huyết áp ổn định.

Tác dụng theo y văn cổ

  • Sách Danh y biệt lục: ” tán ung thũng, trùng sang, trừ phong tà, sát độc khí”.
  • Sách Tân tu bản thảo: ” hạ khí tiêu cốc, trừ phong phá lãnh”.
  • Sách Thực liệu bản thảo: ” sát trùng”.
  • Sách Bản thảo thập di: ” khử thủy ác chướng khí, trừ phong thấp, . huyền tích ( nổi hạch, bụng báng), phục tà ác, để tuyên thông ôn bổ, trị sang tiễn (chàm lỡ)”.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: ” kiện tỳ, trị thận khí, trị chứng thổ tả rút gân, phúc thống, trị lao ngược. ôn dịch khí . rắn cắn.”.
  • Sách Bản thảo cương mục: ” năng thông ngũ tạng, đến các khiếu trừ hàn thấp, đuổi tà ác, tiêu ung thũng, hóa trung tích nhục thực”.

Tác dụng dược lý theo y học hiện đại

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 5
Tỏi – Một số thông tin về tỏi

Tinh dầu tỏi, nước tỏi, dịch ngâm tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh phổ rộng, kháng khuẩn và ức chế khuẩn.

Tỏi vỏ tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng.

Tỏi chế làm thuốc đều có tác dụng đối với các loại khuẩn kháng với streptomycin, penicillin, chloromycetin, aureomycin. Tỏi cũng có tác dụng ức chế nấm ở vùng sâu và nông của cơ thể, nồng độ của dầu tỏi có tác dụng đối với nấm là 1mcg/1ml.

Tỏi có tác dụng chống ung thư, có khả năng làm giảm tỷ lệ phát sinh ung thư bao tử. Tỏi có tác dụng chống amip và trùng roi (trichomonas). Tỏi có tác dụng hạ lipid huyết, ức chế các mảng xơ cứng động mạch hình thành, tăng hoạt tính dung giải của fibrin, ức chế sự làm tăng ngưng tập tiểu cầu của ADP và Adrenalin, có tác dụng hạ áp.

Tỏi có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Tỏi còn có tác dụng tốt như chống viêm, hưng phấn tử cung, hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.

Lưu ý khi dùng tỏi

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 6
Lưu ý khi dùng tỏi

Người âm hư: biểu hiện thể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, chóng mặt mất ngủ, triều nhiệt ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, về buổi chiều gò má đỏ, tiểu tiện lượng ít sắc vàng, đại tiện khô kết, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác không nên dùng.

Người bị mồm lở không dùng, phụ nữ có thai không dùng thụt đại tràng, người say rượu không dùng.

Thuốc đắp có thể phản ứng đỏ nóng tại chỗ, không nên đắp lâu.

Tỏi là vị thuốc có độc, do đó nên tham khảo ý kiên bác sỹ hoặc lương y khi dùng với liều lượng quá 10g/ngày.

Không ăn tỏi với trứng (đặc biệt là trứng ngỗng), thịt gà, các trắm, cá diếc và thịt chó.
Ăn tỏi hôi mồm có thể ngậm quế hoặc Đương qui nhai hết hôi.

Cách trồng và chăm sóc tỏi

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng tỏi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Tỏi ưa phát triển ở đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH từ 6-6,5. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

Chọn giống

Tỏi giống nên chọn loại tỏi sạch để tránh dính hóa chất. Chọn củ tỏi có tép tỏi lớn, cứng do mỗi tép tỏi sẽ mọc lên một cây mới. Tránh chọn loại giống có tép tỏi bé, bị vỡ hay lép.

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 7
Cách trồng và chăm sóc tỏi

Trồng tỏi

Trồng mỗi nhánh tỏi sâu khoảng 5cm xuống đất. Lưu ý: Đặt tỏi theo hướng đầu bên trên, rễ ở dưới để sau tỏi nhú mầm lên trên mặt đất. Mỗi tép tỏi được trồng nên cách nhau khoảng 8-10cm để chúng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu diện tích có hạn, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách này lại, nhưng nhớ là không nên trồng quá dày.

Sau khi trồng, dùng rơm, cỏ khô hoặc lá mục phủ lên trên để giữ ấm cho giống.

Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ phát triển.

Chăm sóc

Khi mới trồng, cần tưới nước đủ ẩm để rễ phát triển. Đến khi cây đã nhú mầm thì chỉ cần tưới 1 tuần/lần nếu trời không có mưa.

Khi cây tỏi cao được khoảng 10cm, tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân chim, phân dê… Sau đó cứ khoảng 1 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi lần bón kết hoặc xới đất, làm cỏ.

Thu hoạch

Tỏi - Công dụng thần kỳ của tỏi có thể bạn chưa biết? 8
Thu hoạch tỏi

Nếu bạn muốn thu hoạch lá thì cây tỏi cao khoảng 20cm thì lấy kéo cắt và trừ khoảng gốc 4cm để tỏi có thể tiếp tục lên.

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125-130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây tỏi do ttgdtxninhthuan.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ ứng dụng được công dụng của tỏi vào thực tiễn bạn nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here