Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loài hoa sẽ có những đặc điểm nổi bật riêng biệt và có những mùi hương khác nhau. Mỗi loài hoa sẽ tương trưng cũng như mang những ý nghĩa và thông điệp cuộc sống khác nhau. Hôm nay, ttgdtxninhthuan.edu.vn sẽ gới thiệu đến các bạn một loài hoa đó là hoa Cúc, một loài hoa rất gần gũi với người dân, mộc mạc mà đơn giản.
Nội dung chính
Tổng quan về hoa cúc
Một số thông tin cơ bản của hoa Cúc
Hoa cúc là một loại hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Đối với các nước trên thế giới cũng như Việt Nam thì hoa cúc luôn là loại hoa được lựa chọn nhiều. Hiện trên thế giới có 1500 giống hoa cúc nhưng tại Việt Nam không phải giống nào cũng phát triển mạnh và có hoa đẹp cho người chơi hoa.
Cúc là một trong Tứ Quý: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, được coi là bốn loại cây cảnh quý của văn hóa phương Đông và được ví như 4 loài bạn thân. Theo bản thảo xưa, Cúc được cho là loài hòa thanh cao, chịu thời tiết khắc nghiệt nên gọi là “Hoa bất khuất”, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thượng, tránh được cuộc đời phồn hoa, ô trọc, là biểu tượng lòng chung thủy, không bị ô nhiễm trong vòng danh lợi… Dáng hoa Cúc rất đẹp, mùi thơm dịu dàng và kín đáo, thơm cả lá và cành.
Theo Wikipedia, hoa Cúc được gọi chung bằng Chrysanthemum (hoặc mums hay chrysanths) hoặc Pyrethrum hoặc Dendranthema. Tancetum, là loại cây lâu năm trong họ Asteraceae – tên tiếng Việt là Cúc, Đại cúc Cúc hay Cúc đóa.
Loài này có phân bổ rộng lớn: Châu Âu, Bắc Phi, Trung Cận Đông sang tới Trung Quốc, Việt Nam. Tại nước ta, Cúc được trồng quanh năm. Hoa cúc ngoài giá trị thưởng ngoạn, cúc còn có giá trị thực dụng như dùng để ăn, pha trà, ướp trà hương cúc hoặc chế thành trà cúc hay được pha chế thành rượu cúc. Hoa cúc vừa có ý nghĩa về cả mặt nghệ thuật và y học. Hoa có thể cắm bình, lọ, bát hoặc trồng trong bồn chậu để trang trí. Dược liệu từ hoa Cúc chữa bệnh nhức đầu, đau mắt, bệnh ban đỏ ngoài da… Các loài hoa Cúc quý nhất trong khoảng 4000 loài Cúc có tác dụng hữu ích làm dược liệu trong cuộc sống con người là 5 loài Cúc: Cúc trừ trùng; Cúc hoa vàng; Cúc hoa trắng; Cúc hạ sốt và Cúc ngải.
Đặc điểm nổi bật của hoa Cúc
Đặc trưng phổ biến và chung nhất của các loài này là trong cách nói thông thường gọi là “hoa”, là cụm hoa hay cụm hoa hình đầu (đúng ra là hoa hình giỏ (lam trạng hoa tự); là một cụm dày dặc của nhiều hoa nhỏ, thông thường gọi là các chiếc hoa (nghĩa là “các hoa nhỏ”).
Các loài trong họ Cúc thông thường có một hoặc cả hai loại hoa con. Vòng ngoài của cụm hoa hình đầu tương tự như ở hoa hướng dương được cấu thành từ các hoa con có dạng cánh hoa dài, được gọi là lưỡi bẹ; chúng là hoa tia. Phần bên trong của đầu cụm hoa (hay đĩa) được hợp thành từ các hoa nhỏ với các cánh hoa hình ống; chúng là các hoa đĩa hay hoa phễu hoặc hoa ống. Thành phần của các hoa họ Cúc dao động từ hoa toàn tia (tương tự như ở các loài bồ công anh, chi Taraxacum) tới hoa toàn đĩa (tương tự như ở các loài cỏ dứa).
Bản chất hỗn hợp của các cụm hoa của các loài thực vật này đã làm cho các nhà phân loại học thời kỳ đầu gọi họ này là họ Compositae (từ chữ composit – nghĩa là kép, hợp, phức).
Đặc điểm Rễ của cây hoa cúc
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), rễ cây hoa cúc thuộc loại chùm, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn do sinh nhiều rễ phụ và lông hút, nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh. Những rễ này mọc ở mấu của thân cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất.
Đặc điểm Thân của cây hoa cúc
Theo Van Ruiten và cs (1984) thì chiều cao cây, mức độ phân cành, độ mềm hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc thấp nhất chỉ cao 20-30cm, còn giống cúc cao nhất, có thể cao trên 3m. Các giống thấp, phân cành nhiều thích hợp trồng trong chậu, làm thảm hoa. Các giống thân dài, thường phân cành ít, thích hợp trồng trên nền đất hoặc trên nền giàn cao.
Giống thân cao, ít cành thích hợp với việc trồng hoa cắt cành. Giống phân cành nhiều, cành nhỏ và mềm thích hợp với việc tạo hình trồng trong chậu cảnh.
Đặc điểm Lá của cây hoa cúc
Theo Cockshull (1972)[43] thì lá cây hoa cúc mọc cách và thành vòng xoắn trên thân. Lá phẳng hoặc hơi nghiêng về phía trên hoặc hơi bị gấp. Trên một cành thì gần gốc nhỏ, càng lên phía trên lá càng to dần. Kích thước lá thường thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Cây sinh trưởng kém thì lá nhỏ, mỏng, cứng hơi chếch về phía trên, màu xanh nhạt không bóng hoặc hơi vàng. Đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng khoẻ, lá to và mềm, phiến lá dày, chóp lá hơi cong xuống, lá xanh thẫm và bóng. Lá hoa cúc thường sống được 70-90 ngày, hiệu suất quang hợp của lá mạnh nhất là ở lá thứ 4 tính từ đỉnh ngọn trở xuống.
Hoa và quả của cây hoa cúc
Các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông, 2005) khi nghiên cứu về hình dạng hoa cúc đã cho rằng cây họ cúc (Asteracea) rất đặc trưng bởi có cụm hoa đầu trạng. Cụm hoa đầu trạng rất điển hình là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng hoặc lồi, trên đó có các hoa không cuống sắp xếp xít nhau, phía ngoài cụm hoa có các lá bắc xếp thành vòng, cả cụm hoa có dạng như một bông hoa.
Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa có nhiều màu sắc và đường kính rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5-12 cm. Hình dạng của hoa có thể là đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ những nách lá. Hoa cúc tuy là lưỡng tính nhưng thường không thể thụ phấn cùng hoa, nếu muốn lấy hạt giống thì phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988).
Theo các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông, 2005)[8] thì quả cúc rất nhỏ, dài chừng 2-3mm, rộng 0,7-1,5mm, trọng lượng 1.000 hạt khoảng 1g, có nhiều hình dạng khác nhau như hình kim, hình gậy, hình trứng, hình tròn dài… thẳng hoặc hơi cong, hai đầu cùng bằng, hoặc một đầu nhọn, trên mặt có 5-8 vết dọc nông, màu nâu nhạt hoặc đậm, vỏ quả mỏng. Theo Lê Kim Biên (1984) thì quả cúc dạng quả bế khô, hình trụ hơi dẹt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.
Dựa vào hình dạng của hoa có thể chia làm hai dạng là: dạng hoa đơn và dạng hoa kép. Nhưng nhìn chung cây hoa cúc có một số đặc điểm đặc trưng: Cúc mọc thành bụi, thân mềm, thanh mảnh. Dáng hoa cúc rất đẹp, hương thơm dịu dàng. Lá cúc to gần bằng nửa bàn tay, xẻ thành những thuỳ sâu, mềm mại, mọc so le trên thân. Khóm cúc chỉ cao độ năm sáu tấc, mọc tỏa ra. Cánh hoa xoè tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhuỵ.
Cấu tạo của hoa cúc
- Rễ cây hoa cúc thuộc loại chùm
- Thân của cây hoa cúc
- Hoa và quả của cây hoa cúc
- Cụm hoa: Cụm hoa dạng đầu
- Bao phấn hữu tính, tức là với các nhị hoa kết hợp lại với nhau tại các gờ của chúng bởi
- các bao phấn, tạo thành ống
- Bầu nhụy với sự phân bổ cơ bản của các noãn hoa
- Các noãn hoa trên một bầu nhụy
- Mào lông (chùm lông trên quả)
- Quả là loại quả bế (tạo thành từ một lá noãn và không nẻ ra khi chín).
- Các sesquiterpen có mặt trong tinh dầu, nhưng không có các iriđôit.
Nguồn gốc xuất sứ và ý nghĩa của hoa Cúc
Nguồn gốc xuất sứ của hoa Cúc
Theo sự tích của Trung Quốc, hoa cúc có nguồn gốc từ nước này, được tìm thấy ở thế kỉ 15 TCN. Lúc ấy, hoa cúc được biết đến là loài thảo dược quý hiếm của một vị vua già và được tìm thấy ở nơi hoang vu, không có sức sống là đảo Phi Long.
Giả thiết khác lại cho rằng, hoa cúc bắt nguồn từ Nhật Bản và Trung Quốc, được thuần hóa từ những bông hoa cúc dại cách đây hơn 5000 năm.
Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp) được định nghĩa từ Chrysos (vàng) và Anthemum (hoa) bởi Line 1753, là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc để mừng lễ thắng lợi và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Ở Nhật Bản cúc là một loại hoa quý (quốc hoa) thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng, người Nhật Bản coi cúc là người bạn tâm tình (Đặng Văn Đông và cs, 2003) .
Theo tài liệu cổ Trung Quốc thì hoa cúc có cách đây 3.000 năm. Trong văn thơ Hán cổ, hoa cúc có 30-40 tên gọi khác nhau như: Nữ hoa, Cam hoa, Diên hoa… Hoa cúc có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc Dendranthema, trải qua quá trình chọn lọc lai tạo và trồng trọt, từ những biến dị để có được những giống cúc như ngày nay (Đặng Văn Đông, 2005).
Ở Việt Nam hoa cúc đã được du nhập từ thế kỷ XV, người Việt Nam coi cúc là biểu hiện của sự thanh cao, là một trong bốn loài thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai” hoặc “Mai, Lan, Trúc, Cúc”. (Trương Hữu Tuyên, 1979). Hoa cúc không chỉ được ưa chuộng bởi mầu sắc, hình dáng mà còn đặc tính bền lâu hơn các loại hoa khác.
Ý nghĩa của hoa Cúc
Mỗi hoa cúc màu sắc khác nhau đều có các ý nghĩa khác nhau. Nhưng Hoa cúc luôn có một ý nghĩa chung đó nói đén sự chín chắn của người ngay thẳng, quân tử. Còn theo Nho học việt thì cúc tượng trương cho sự trường thọ, cho sự khỏe mạnh của tuổi già.
Ở Trung Quốc, giống như nguồn gốc xuất xứ của nó, ý nghĩa của hoa cúc là biểu tượng của sự trường tồn. Đến nay, hình bông hoa cúc vẫn được đúc trên đồng xu 1 Nhân dân tệ.
Còn tại đất nước Mặt trời mọc, hoa cúc là biểu tượng của sự giàu có, cao sang, quyền quí. Đặc biệt, hoa cúc thường được in trên quốc huy, huy chương.
Trong khi đó, ở Việt Nam, hình ảnh hoa cúc gắn liền với sự hiếu thảo, yêu thương cha mẹ.
Tuy nhiên, hiện nay, hoa cúc có rất nhiều màu sắc khác nhau như: cúc trắng, cúc vàng, cúc họa mi, cúc vạn thọ,…. Và mỗi loại hoa cúc lại có một ý nghĩa, thông điệp khác nhau.
- Ý nghĩa hoa cúc trắng: Tượng trưng cho lòng cao thượng, sự chân thực.
- Ý nghĩa của cúc vàng: Thể hiện lòng kính mến, niềm vui, sự hân hoan.
- Ý nghĩa của hoa cúc tím: Bày tỏ sự lưu luyến khi phải chia tay, chia ly.
- Ý nghĩa hoa cúc Tây: Biểu tượng của sự chín chắn.
- Ý nghĩa cúc vạn thọ: Gửi gắm nỗi buồn, thất vọng.
- Ý nghĩa cúc đại đóa: Mang theo sự lạc quan, vui vẻ.
- Ý nghĩa cúc Ba Tư: Biểu tượng của sự ngây thơ, trong trắng.
Hoa cúc thường được mọi người đặt trong nhà vào những ngày Tết. Bởi hoa cúc biểu tượng của sự trường tồn. Đặc biệt, theo phong thủy, hoa cúc còn mang đến cho gia đình tài lộc cũng như sự hoan hỉ trong năm mới. Những chậu cúc nhỏ hoặc bình hoa cúc có thể giúp ổn định phúc khí trong nhà.
Phân loại các loại Cúc phổ biến tại Việt Nam
Hoa cúc mâm xôi
Hoa cúc mâm xôi hay còn gọi là cúc đại đóa có danh pháp khoa học là Chrysanthemum morifolium. Hoa cúc mâm xôi thường được lựa chọn để trưng nhà trong các dịp lễ tết. Hoa cúc mâm xôi có bông hoa nở lớn, khi nở hoàn toàn bông hoa tạo hình cầu vô cùng đẹp mắt. Hoa cúc mâm xôi có nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, tím, trắng. Tại Việt Nam, hoa cúc mâm xôi màu vàng được ưa chuộng nhất.
Hoa cúc họa mi
Hoa cúc họa mi là một trong những loại hoa cúc dại được rất nhiều người yêu thích. Hoa cúc họa mi có màu trắng tinh khôi, nhụy vàng thường nở vào khoảng cuối tháng 11 hàng năm. Hoa cúc họa mi được sử dụng phổ biến để làm hoa trang trí nhà, hoa cầm tay cô dâu ngày cưới và làm quà tặng trong dịp sinh nhật.
Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ có tên gọi tiếng anh là Marigold. Đây cũng là một trong những loại hoa cúc đẹp được trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Hoa cúc vạn thọ cũng có bông lớn như cúc mâm xôi, tuy nhiên cánh của hoa cúc vạn thọ lớn hơn và nở xòe hơn so với cúc mâm xôi. Không chỉ là loài hoa trưng tết được nhiều gia đình ưa chuộng, hoa cúc vạn thọ còn được dùng như một vị thuốc quý trong đông và tây y. Trà hoa cúc vạn thọ có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể cực tốt.
Hoa cúc đồng tiền
Đồng tiền cũng là một trong những loại hoa thuộc họ cúc. Hoa cúc đồng tiền cũng rất được ưa chuộng trong những dịp lễ, tết. Hoa cúc đồng tiền tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và tài lộc nên được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế hoa khai trương và hoa cưới cầm tay cho cô dâu. Có 4 loại hoa đồng tiền khác nhau đó là đồng tiền đơn, đồng tiền kép, đồng tiền lùn và đồng tiền cao.
Cúc thạch thảo
Cúc thạch thảo là một trong những loại hoa cúc đẹp nhất tại Việt Nam. Hoa cúc thạch thảo có cánh nhỏ li ti giống hệt với cánh mối nên còn được gọi là cúc cánh mối. Hoa cúc thạch thảo có nhiều màu sắc như tím, xanh, trắng…Đây là một trong những loại hoa phụ rất được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh đó, hoa cúc thạch thảo cũng có thể được dùng để làm quà tặng sinh nhật hay hoa cầm tay cô dâu trong lễ cưới.
Hoa cúc nhiều màu
Hoa cúc nhiều màu có tên gọi tiếng anh là Zinnia. Giống như tên gọi của nó, loại hoa cúc này có nhiều màu sắc bắt mắt như đỏ, vàng, cam, trắng…đường kính bông hoa khoảng từ 2-3cm, khi trưởng thành hoa đạt chiều cao khoảng từ 20-30cm. Hoa cúc nhiều màu rất được ưa chuộng để làm hoa trang trí khu vực ban công hoặc các địa điểm công cộng.
Hoa cúc thược dược
Thược dược cũng là một trong những loại hoa thuộc họ nhà cúc. Hoa thược dược được xem là một trong những loại hoa đẹp nhất và được ưa chuộng bậc nhất trong dịp Tết. Hoa thược dược có nhiều màu sắc rực rỡ, nở quanh năm phù hợp để trồng trang trí ở khu vực ban công.
Hoa cúc bất tử
Hoa cúc bất tử hay cúc bất tuyệt là loại cúc bông nhỏ, cánh dài và có màu sắc đậm dần từ ngoài vào trong cực kỳ độc đáo. Bên cạnh màu sắc độc đáo, hoa cúc bất tử còn mang một đặc điểm mà hiếm có loài hoa nào có được đó là bông hoa vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp như khi mới nở ngay cả khi đã rụng xuống. Đó là lí do vì sao loài hoa cúc này có tên gọi là cúc bất tử. Hoa cúc bất tử là lựa chọn phù hợp để trồng trong chậu hoặc lẵng để trang trí ở khu vực ban công hoặc bên cửa sổ.
Công dụng của Cúc đối với đời sống
Hoa cúc có ứng dụng trọng trang trí cảnh quan, làm đẹp cho mọi không gian. Mặt khác hoa cúc là một thảo dược thanh nhiệt rất tốt. Đặc biệt các chế phẩm từ hoa cúc như trà hoa cúc, hoa cúc khô luôn là một trong những vị thuốc chữa bệnh trong gia đình dân gian Việt.
Trà hoa cúc:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc có nhiều flavones, một lớp chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, flavones có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol, là những dấu hiệu quan trọng của nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành.
Ngoài ra, hoa cúc còn có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu.
- Giải cảm
Theo tạp chí sức khỏe Natural Health, các thầy thuốc cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng trà hoa cúc để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Nhờ vào tính mát của loại thảo dược này mà chúng được dùng để hạ sốt rất hiệu quả.
Để chế biến ra những tách trà hoa cúc giúp giải cảm, bạn hãy cho vào ấm trà một thìa cà phê trà hoa cúc khô với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, sau đó rót một lít nước sôi vào và đợi trà nguội dần.
Uống một tách trà hoa cúc mỗi hai giờ sẽ giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh khó chịu trong cơ thể.
- Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người
Các bác sĩ Đông y khẳng định rằng việc phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Với tính giải nhiệt, trà hoa cúc có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Nếu bị phát ban, bạn hãy uống trà hoa cúc mỗi 2–3 giờ và uống trà cho đến khi các vết ban biến mất.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên tránh ăn các loại thức ăn nhiều gia vị hoặc đồ cay, nóng vì chúng sẽ góp phần làm bạn bị nóng trong người.
- Cải thiện sức khỏe đôi mắt
Trà hoa cúc đem lại nhiều lợi ích cho “cửa sổ tâm hồn” của bạn, bao gồm tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Nếu mắt hay bị đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian dài, trà hoa cúc chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
- Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu tại Mỹ phát hiện chất apigenin trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và giúp các thuốc trị ung thư phát huy tác dụng hơn.
Trong các nghiên cứu ống nghiệm, apigenin đã được chứng minh là chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào vú, đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt và tử cung.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên 537 người đã quan sát thấy rằng những người uống trà hoa cúc 2 – 6 lần mỗi tuần có khả năng mắc ung thư tuyến giáp ít hơn đáng kể so với những người không uống trà hoa cúc.
- Trị mất ngủ, hạ huyết áp
Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, đặc biệt là làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.
- Giải nhiệt
Tác dụng giải nhiệt hiệu quả của hoa cúc rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc trong môi trường chật hẹp, như văn phòng, công xưởng…
Bạn có thể kết hợp loại trà này với trà xanh và hoa hòe để tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị chứng nhức đầu do sốc nhiệt.
- Tiêu độc, nhuận gan
Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân và bồ công anh là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính. Bạn cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn với làn da sáng mịn.
- Chữa đau bụng kinh nguyệt
Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh khó chịu.
Bạn cũng có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để xoa dịu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng trà hoa cúc bởi loại thảo dược này có thể tác động tới bào thai trong bụng.
- Lợi ích khác
Một nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong hoa cúc có tác dụng kháng sinh chống lại một số loại vi khuẩn, đặc biệt là streptococcus và staphylococcus.
Trà hoa cúc cũng có thể làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng. Thêm vào đó, trà hoa cúc giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh và thanh lọc tâm trí.
Dưỡng da với hoa cúc trắng
Hoa cúc có chứa nhiều loại tinh dầu, có tác dụng giúp hạn chế các sắc tố đen dưới da nên tránh được hiện tượng nám da, đồng thời làm mềm lớp biểu bì, giúp đẩy lùi các hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài.
Hạn chế tổn thương do bệnh chàm mang lại
Nhờ đặc tính chống kích ứng da, hoa cúc có khả năng điều trị bệnh chàm hiệu quả. Chứng viêm da này thường gây khô, ngứa và đỏ trên bề mặt da. Theo ước tính, có khoảng 30% dân số Hoa Kỳ đang mắc bệnh chàm. Jessica Weiser, chuyên gia y khoa về da liễu tại New York Dermatology Group cho biết, hoa cúc giúp hạn chế những tổn thương do bệnh chàm mang lại nhờ các thành phần sesquiterpene như bisabolol, azulene và farnesene. Những chất này có khả năng chống viêm mạnh mẽ.
Chữa lành vết thương
Hoa cúc còn có tác dụng chữa lành những vết cắt do bạn vô tình gây nên. Nghiên cứu đến từ Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ) đã chứng minh khả năng phục hồi vết thương từ việc xóa hình xăm của hoa cúc. Các chuyên gia cho biết, những vết thương sẽ dễ dàng đóng vảy và lành nhanh hơn khi đắp hoa cúc lên da.
Trị viêm lợi
Viêm lợi có thể gây đau, đỏ và sưng tấy khoang miệng, gây khó khăn trong việc nhai, nuốt. Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về răng miệng kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe Missouri cho biết, tích tụ nhiều mảng bám trên răng thường là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Bạn có thể sử dụng hoa cúc như một loại thuốc sát trùng miệng để tiêu diệt các nhân tố có hại cho sức khỏe lợi bằng cách súc miệng bằng hoa cúc 2 phút mỗi lần, 3 lần một ngày.
Hạn chế viêm nhiễm vùng kín
Theo tiến sĩ Randy Simon, chuyên gia y khoa tại Trung tâm nghiên cứu Montclair Summit, New Jersey, viêm nhiễm vùng kín có thể gây nên những dấu hiệu bất thường như âm đạo chuyển màu đỏ, đau, ngứa hay nóng rát trong bộ phận sinh dục. Chứng bệnh này có khả năng ảnh hưởng tới tiểu tiện và đời sống tình dục. May thay, hoa cúc là liệu pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả để giải quyết tình trạng này.
Kỹ thuật trồng hoa Cúc
Để trồng được hoa cúc từ hạt đúng tết các bạn nên tìm hiều từ cách tết khoảng 2 đến 3 tháng
Nếu trồng dâm cành thì trước khoảng 40 tới 60 ngày
Hoa cúc là một loài hoa có sức sống mãnh liệt cùng vẻ đẹp giản dị và dịu dàng, tuy nhiên để có được một khóm cúc đẹp đón tết người trồng hoa cũng cần nắm rõ những kỹ thuật trồng hoa.
Hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất nhờ vẻ đẹp giản dị và sức sống mạnh mẽ. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng hoa cúc là người trồng hoa có thể từ trồng khóm cúc hay chậu cúc để đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau như trang trí trong gia đình, trang trí tiền sảnh hay ngoài trời.
Ở Việt Nam có khoảng trên 50 giống hoa cúc nhưng được trồng phổ biến nhất vẫn là các giống cúc đại đoá vàng, cúc vàng Đà Lạt, cúc Chi Đà Lạt, cúc Chi trắng Đà Lạt, cúc Chi vàng Đà Lạt, cúc Ngầm, cúc Hoạ Mi, cúc Kim Từ Nhung, cúc tím hoa cà, cúc đỏ, cúc vàng Đài Loan, cúc CN93, cúc CN97, cúc đỏ tiết Dê. Do đó, người trồng hoa có thể chọn giống Cúc tùy theo sở thích hoặc mục đích trồng.
Chọn đất trồng và làm đất cho hoa cúc
Cây cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5-20cm, có rất nhiều rễ phụ, thêm vào đó bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm.
Độ pH phù hợp trên đất trồng Cúc từ 6-6, 5. Nếu trồng Cúc trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém.
Cuốc đất và phơi ải (khoảng 1 tuần) tại khu vực đất muốn trồng, sau đó lên luống và tiếp tục làm nhỏ đất trên mặt luống sao cho đất tơi xốp (có tác dụng để quá trình phát triển của cây thuận lợi), san mặt luống bằng phẳng rồi tiến hành bón lót cho đất. Phân được giải đều trên mặt luống và dùng cuốc trộn đều phân với đất.
Cây cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5-20cm, có rất nhiều rễ phụ, thêm vào đó bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm.
Nếu người trồng muốn trồng Cúc vào chậu thì có thể trộn giá thể trồng theo công thức: ½ đất phù sa + ¼ phân chuồng + ¼ xơ dừa.
Ngoài ra, nên phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể trước khi trồng
Kỹ thuật trồng hoa cúc
Sử dụng cây cúc để giâm cành với chiều cao khoảng 5- 7cm, có 5-7 lá, đường kính thân 0,2cm, rễ dài 0,5-3cm, số rễ nhỏ hơn 4cm. Khoảng cách trồng đối với loại cúc 1 bông là 15cm x 12 cm, cúc hoa trung bình thân bụi là 10cm x 30cm và cúc hoa nhỏ là 50cm x 60cm.
Nên trồng vào buổi chiều những ngày râm mát, trước khi trồng tưới nước cho mặt luống đủ ẩm (75%), sau đó dùng dầm để đào hốc, trồng xong dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc và phủ gốc bằng mùn rơm rồi dùng ôdoa tưới nước đẫm mặt luống.
rong trường hợp trồng cúc vào chậu thì tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp.
Chậu có kích thước 30x 15x 20cm ( chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng 5 cây/chậu.
Khi trồng cúc, đầu tiên cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 – 15cm (tính từ mép chậu).
Cách chăm sóc Cúc
Phải thường xuyên làm cỏ xới xáo và vun luống. Việc xới xáo, vun quanh gốc chỉ cần khi cây cúc còn nhỏ (sau khi bấm ngọn lần 1).
Khi cây đã lớn (sau trồng 40 ngày) hạn chế xới xáo mà chỉ tiến hành nhổ cỏ..
Người trồng hoa nên chú ý phân biệt và thực hiện đủ cả hai cách tưới là tưới rãnh và tưới mặt. Tưới rãnh là cách tưới ngập 2/3 rãnh trong 1 – 2 giờ để nước ngấm vào luống sau đó rút nước ra. Tuỳ theo tình trạng độ ẩm của luống hoa có thể 7 – 10 ngày tưới 1 lần.
Đối với cách tưới mặt, người trồng nên dùng ô doa tưới nhẹ trên mặt luống cho đến khi đạt độ ẩm bão hoà trong đất, cách tưới này phải thường xuyên và phụ thuộc vào độ ẩn của luống hoa.
Ngoài ra, với mỗi giống hoa cúc lại có cách bấm ngọn, tỉa cành khác nhau.
Sau khi trồng 15 – 20 ngày bấm ngọn để lại 3 – 4 cành hoa đối với giống cúc có hoa lớn. Đối với các giống hoa cúc nhỏ, dạng thận bụi, bấm ngọn 2- 3 lần:
Lần 1 sau khi trồng 15 – 20 ngày, Lần 2 bấm ngọn sau lần 1 khoảng 15 ngày, Lần 3 sau lần 2 khoảng 15 ngày.
Người trồng hoa phải thường xuyên bấm, tỉa cành và các nhánh không cần thiết. Đến thời kỳ ra hoa cần bấm những nụ phụ, chỉ để lại nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. sau đây sẽ là một số loại hoa cúc mới.
Hình ảnh về hoa Cúc đẹp
Trên đây là bài tổng hợp hợp những điều cần biết về loài hoa cúc. Hi vọng qua bài viết của chúng tôi có thể cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của chúng tôi.