Rau Răm – Đặc điểm và công dụng của Rau Răm

0
3223

Rau Răm là loại rau thơm được nhiều gia đình sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nhưng bạn đã thực sự biết rõ về loại rau này. Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về rau răm là gì? Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng rau răm nha.

Thông tin về rau răm

Rau Răm - Đặc điểm và công dụng của Rau Răm 1
Rau răm – Tác dụng của rau răm

Khái niệm

Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: Cháo hải sản, cháo trứng vịt lộn, trứng vịt lộn, gỏi gà, gỏi vịt,…

Đặc điểm

Rau răm là một loại cây thảo mộc, có thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt, phần thân mọc cao lên khoảng 30 – 40 cm. Cả cây rau răm đều có mùi thơm đặc trưng, lá rau răm nhọn ở chóp lá và bề mặt thì có nhiều đường gân chạy song song nhau.

Phân bố

Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu nhiệt độ trên 32 độ C hay quá nhiều nước.

Ở Việt Nam rau răm được trồng làm rau thơm hoặc có khi mọc tự nhiên. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt.

Tính dược trong đông y

Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dạng khô thường dùng sắc uống như thuốc.

Tác dụng của rau răm đối với sức khỏe

Rau Răm - Đặc điểm và công dụng của Rau Răm 2
Rau răm – Tác dụng của rau răm

Giúp giảm triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa
Rau răm tươi có đặc tính ấm bụng nên rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt cải thiện tốt các triệu chứng: Đầy bụng trướng hơi, đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh,…

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da

Nước ăn chân: Nhờ vào đặc tính sát khuẩn mà rau răm được nhiều người sử dụng khi bị nước ăn chân. Dùng rau răm tươi rửa sạch, giã nát. Tiếp đến đắp lên vị trí bị nước ăn chân hoặc bạn có thể dùng bông mềm thấm nước rau răm để sát khuẩn ngoài da vùng bị nước ăn chân.

Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần, tuy nhiên bạn cần giữ chân luôn khô ráo, hạn chế tới mức tối đa tiếp xúc với nước để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước ăn chân

Mụn nhọt: Các chỗ mụn nhọt bị sưng thì bạn lấy rau răm với vài hạt muối đem giã nhỏ, đắp vào chỗ bị nhọt rồi băng lại. Mỗi ngày thay một lần. Tác dụng của rau răm khi kết hợp với muối giúp chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

Mụn nhọt

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, hắt hơi
Rau răm kết hợp với gừng cùng tính ấm sẽ trở thành một loại thức uống ngon hữu hiệu và có tác dụng giải cảm, cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của cảm cúm gây ra cho người bệnh.

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, hắt hơi

Công dụng của rau răm với da mặt
Tuy không có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rau răm lại có tác dụng se khít lỗ chân lông vô cùng tiết kiệm và hiệu quả. Nếu bạn dùng rau răm thì không cần quá lo lắng vì nó rất hiệu quả, an toàn, đặc biệt không gây hại cho da. Có thể dùng để thay thế cho các loại sữa rửa mặt bạn đang dùng.

Vị thuốc

Rau Răm - Đặc điểm và công dụng của Rau Răm 3
Rau răm – Tác dụng của rau răm

Tính vị

Tính nóng và có tinh dầu. Vị hơi đắng và cay. Mùi hơi hắt.

Tác dụng

Trong Đông y, rau răm được biết đến với công dụng trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc, kích thích tiêu hóa (giúp ăn cơm ngon hơn) và chống viêm hạ khí. Bên cạnh đó, loại rau này có tác dụng chữa sốt, chữa rắn cắn và giảm ham muốn tình dục.

Cách dùng và liều dùng

Loại rau này có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong Đông y. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Nó có thể được giã nguyễn và vắt lấy nước uống hoặc đắp trực tiếp lên vết thương. Ngoài ra, loại rau này còn được nấu nấu nước uống khi còn tươi hoặc phơi khô.

Mỗi ngày dùng từ 20-30 gram.

Độc tính: Không có

Bài thuốc với rau răm

Chữa đầy bụng: rau dùng ở dạng tươi. Sau khi được rửa sạch, rau được giã nhỏ và vắt lấy nước uống. Phần bã rau đắp lên bụng, kết hợp với massage nhẹ nhàng. Nên tập trung vào vùng rốn để đạt hiệu quả cao nhất.

Chữa cảm cúm: Dùng kết hợp với gừng. Tỷ lệ là 1 nắm rau và 3 lát gừng. Hai thứ này mang đi giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Một vài người dùng loại rau này kết hợp với các vị thuốc Đông y để sắc uống với tỷ lệ là: rau răm 20g, tía tô 20g, xương bồ 16g, kinh giới 16g, kiện 10g và bạch chỉ 10g.

Chữa vết thương do rắn cắn: Giống như chữa đầy bụng, rau được sử dụng ở dạng tươi, đem giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Phần bã đắp lên vết thương, sau đó băng lại. Đây chỉ là phương pháp sơ cứu ban đầu. Sau khi thực hiện phương pháp này, người bị rắn cắn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh: dùng 16g rau ở dạng khô, kết hợp với các vị thuốc như: kinh giới 16g, lương khương 12g, bạch truật 12g, quế 10g và gừng nướng 4g. Nấu các vị thuốc này trong 2 bát nước cho đến khi sắc lại thành 1 bát. Mỗi ngày uống 2 lần.

Chữa nước ăn tay chân: Nước cốt rau răm tươi còn được dùng để chữa nước ăn tay chân. Lưu ý là sau khi thoa cần giữ cho vết thương khô ráo.

Chữa mụn nhọt ở giai đoạn đầu: rau còn tươi đem giã nhỏ với vài hạt muối sau đó đắp vào mụn nhọt để giảm cảm giác sưng nóng do mụn gây ra. Ngoài ra, cách làm này còn có tác dụng chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

Những lưu ý khi sử dụng rau răm

Rau Răm - Đặc điểm và công dụng của Rau Răm 4
Rau răm – Tác dụng của rau răm

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như đã đề cập ở trên, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và trong suốt một thời gian dài thì có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Để đảm bảo tốt sức khỏe thì bạn nên tìm hiểu kỹ hơn các tác dụng phụ của rau răm như:

Có thể gây rong huyết cho phụ nữ

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì không nên sử dụng rau răm. Vì có thể sẽ gây ra tình trạng rong huyết. Nghiêm trọng hơn nếu phụ nữ ăn quá nhiều rau răm sẽ dẫn tới vô sinh do mất kinh nguyệt.

Chỉ có thể ăn rau răm kèm với các loại thức ăn khác chứ không nên ăn hoặc uống nước ép trong thời gian dài để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra. Các bạn lưu ý điều này nhé!

Có thể làm sảy thai

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì hãy tránh xa rau răm để không gây ra tình trạng sảy thai. Nếu muốn ăn trứng vịt lộn hoặc các loại thực phẩm gây khó tiêu khác thì nên ăn kèm với loại gia vị khác không phải rau răm để đảm bảo an toàn và không gây hại cho thai nhi.

Cẩn thận với người có máu nóng, ốm gầy

Người có máu nóng nên tránh xa rau răm để không làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí và càng gầy gò hơn.

Ăn rau răm như thế nào hợp lý?

Ăn rau răm có những tác dụng tốt nhưng cũng đi kèm những tác động tiêu cực nếu lạm dụng. Sau đây là một số lưu ý khi ăn rau răm để khai thác được công dụng của loại rau gia vị này:

  • Chỉ sử dụng rau răm với lượng vừa phải cho những món ăn buộc phải kết hợp với loại rau này;
  • Chỉ ăn rau răm đã được rửa sạch sẽ;
  • Không sử dụng rau răm thường xuyên, không dùng thay thế cho các loại rau thơm khác;
  • Phụ nữ tuyệt đối không sử dụng rau răm trong thời kỳ kinh nguyệt, hạn chế sử dụng trong thai kỳ. Vì vậy, với câu hỏi bầu 4 tháng ăn rau răm được không, bầu 5 tháng ăn rau răm được không thì tốt nhất là không nên ăn;
  • Nam giới nên hạn chế sử dụng rau răm với các món không nhất thiết cần dùng rau răm;
    Người đang ốm, người gầy và xanh xao không nên sử dụng rau răm.

Cách trồng rau răm

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng rau răm. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình, trũng. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Rau răm thường được nhân giống bằng cành. Cây giống bạn nên chọn những cành khỏe, mập mạp, không sâu bệnh.

Trồng rau

Khi trồng, nên cắt cây thành từng đoạn dài 12 -15cm, có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành, sau đó dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Sau khi trồng xong nên tưới nước đẫm, che mát cho cây khoảng 10 ngày.

Chăm sóc rau răm

Sau khi trồng từ 7 – 10 ngày, rau răm sẽ bén rễ, lá xanh ở nách, ngọn bắt đầu nhú ra. Khi đó, ta tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Sau đó, cứ khoảng 10 – 15 ngày bón 1 lần.

Ngoài bón phân, thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Tiến hành vun xới, nhổ cỏ cho rau răm.

Thu hoạch

Khi rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được.

Cắt tỉa các cành dài hoặc cắt luân phiên từng đám. Cây cần được cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm. Người trồng nên bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.

Trên đây là bài viết cây rau răm và tác dụng của cây rau răm mà bạn chưa biết. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ cây rau răm có tác dụng gì, cũng nhưng bài thuốc từ cây rau răm. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi! và đừng quên ghé ttgdtxninhthuan.edu.vn thăm mỗi ngày để có thêm kiến thức hay cho mình nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here