Rau Mùi Tàu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

0
4534

Rau Mùi Tàu hay còn gọi là ngò gai, chính là loại rau thơm rất quen thuộc giúp làm tăng hương vị cho nhiều loại món ăn. Ngoài ra, ít ai ngờ, loại rau này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến rau mùi tàu mời bạn tham khảo.

Thông tin về rau mùi tàu

Rau Mùi Tàu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 1
Rau mùi tàu – Đặc điểm sinh học của rau mùi tàu

Đặc điểm thực vật

Mùi tàu là cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm. Lá rau hình mác và thuôn dài, ở 2 bên mép lá có nhiều răng cưa. Lá rộng dần về phía ngọn, lá ở thân thường có răng cưa nhiều hơn. Các lá ở phía trên xẻ +từ 3 – 7 thùy ở phía chóp và có nhiều gai.

Phần hoa có màu trắng lục, mọc ta từ trục thân với hình trụ hoặc hình bầu dục. Phần quả có hình cầu, hơi dẹt và bên trong có chứa nhiều hạt để làm giống. Thông thường khi trưởng thành, hạt của cây sẽ tự rụng và phát tán.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của rau ngò gai đều được tận dụng để làm rau cũng như vị thuốc.

Phân bố

Cây mùi tàu được cho là có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây thường mọc hoang dại ở các nước nhiệt đới cũng như á nhiệt đới. Nhiều nơi ngò gai còn được trồng để sử dụng làm rau ăn.

Riêng ở nước ta, cây mọc hoang ở khắp nơi, phổ biến ở nơi ẩm mát vùng đồi núi. Trong đó nổi tiếng nhất là ở các vùng Nghệ Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc…

Thu hái và sơ chế

Mùi tàu thường được hái tươi về để sử dụng trực tiếp. Có thể thu hái vào bất cứ mùa nào trong năm. Cả cây non và cây đã trưởng thành đều có tác dụng rất tốt.

Ở nhiều vùng, loại vị thuốc này còn được dùng ở dạng khô. Sau khi thu hái tươi về sẽ tiến hành rửa sạch, có thể để nguyên hay cắt ngắn đi rồi phơi khô trong bóng râm và dùng dần.

Bảo quản

Đối với ngò gai đã qua phơi khô nên để trong túi kín rồi bảo quản nơi thoáng mát, đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng nếu chưa dùng hết nên đem ra phơi lại để tránh ẩm mốc hay mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong ngò gai có chứa rất nhiều các thành phần đã được phân tích như:

  • Tinh dầu
  • Monoterpenoids
  • Sesquiterpenoids
  • Canxi
  • Phospho
  • Carotene
  • Riboflavin
  • Vitamin A, B1, B2, C
  • Protein
  • Chất béo
  • Tinh bột
  • Saponin

Tác dụng của cây mùi tàu

Rau Mùi Tàu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 2
Rau mùi tàu – Đặc điểm sinh học của rau mùi tàu

1. Rau mùi tàu trị hôi miệng: Vì có vị thơm nên mùi tàu giúp đánh bay mùi hôi miệng khó chịu. Chỉ cần lấy một nắm mùi tàu tươi hoặc khô, thái nhỏ rồi đem sắc đặc. Trong đó có thêm vài hạt muối để làm sạch khoang miệng. Sau khi đánh răng thì ngậm phần nước sắc này và súc miệng. Làm liên tục trong khoảng 1 tuần, miệng sẽ bớt mùi hôi.

2. Rau mùi tàu trị đầy hơi, ăn không tiêu: Đây là bài thuốc tốt với những người hay đầy hơi, bụng khó tiêu. Lấy một nhúm lá mùi tàu và rửa sạch. Thái phần lá này thành các sợi dài và nhỏ. Cho thêm vào nước sắc ít gừng tươi đập dập. Sắc từ 3 cốc nước cô lại còn 1,5 cốc. Chia làm 2 lần uống trong ngày, cách nhau 3 tiếng. Chỉ cần như thế, chứng đầy hơi, ăn không tiêu sẽ được giải quyết.

3. Rau mùi tàu trị viêm kết mạc: Chứng viêm kết mạc khiến người bệnh cảm thấy nóng rát và đau nhức. Bài thuốc từ rau mùi tàu giúp làm mất cảm giác này nhanh chóng. Lấy mùi tàu tươi đem phơi trong mát cho khô, sau đó đem đi sắc lấy nước. Dùng phần nước này rửa mắt viêm kết mạc là được.

4. Mùi tàu trị cảm cúm: Cảm cúm rất dễ xảy ra với những người có hệ thống miễn dịch kém, đặc biệt hay xảy ra vào những khi thời tiết thay đổi. Theo Đông y, rau mùi tàu có tình hàn. Do đó, có thể dùng mùi tàu kết hợp cùng gừng, ngải cứu, cúc tần để sắc thuốc uống mỗi khi bị cảm cúm. Mùi tàu khoảng 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi thứ 20g. Thái nhỏ mùi tàu, ngải cứu và cúc tần. Gừng đập dập, đổ thêm 400ml nước vài sắc. Sắc hỗn hợp trên cho tới khi nào còn khoảng 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.

5. Rau mùi tàu trị mụn: Với các nốt mụn đỏ xuất hiện ở trẻ nhỏ, có thể lấy mùi tàu tươi rửa sạch, giã nát và đem ép lấy nước cốt rồi bôi lên chỗ mụn đỏ. Với mụn bọc và Mụn trứng cá ở người lớn, lấy mùi tàu đem đi ép lấy nước rồi trộn với ít bột nghệ. Sau khi rửa sạch mặt, đem bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ.

6. Rau mùi tàu giúp long đờm: Khi cảm cúm, sổ mũi, đờm thường ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và khó chịu cho người bệnh. Dùng rau mùi tàu sắc lấy nước uống để tống phần đờm còn ứ trong cổ họng ra.

7. Trị sỏi thận từ lá mùi tàu: Dùng cây mùi tàu để chữa bệnh sỏi thận có thể loại bỏ được sỏi ra khỏi cơ thể rất hiệu quả mà có thể không cần phẫu thuật được áp dụng phổ biến trong dân gian và rất an toàn. Lá mùi tàu đem hơ lửa cho héo, Bỏ lá mùi tàu vào ấm ắc, đổ 3 bát nước sắc khi nào còn 1 bát thì ngắt bếp. Chia bát nước thành 3 phần uống làm 3 lần trong ngày. Uống trước bữa ăn là tốt nhất. Chú ý dùng bài thuốc này liên tục, đối với nam thì uống 7 ngày, đối với nữ uống 9 ngày. Sau thời gian uống lá mùi tàu, sỏi to sẽ được đào thải ra ngoài thông qua việc đi tiểu còn sỏi nhỏ thì sẽ tự tiêu.

8. Rau mùi tàu trị đau bụng, tiêu chảy: Mỗi khi đau bụng, tiêu chảy, bạn dùng nước sắc sau để uống: lá mùi tàu + củ sả đập dập + lá tía tô + gừng tươi cắt sợi đem sắc với nước và uống liên tục trong ngày.

9. Rau mùi tàu trị lở loét lưỡi: Vấn đề lưỡi bị lở loét sẽ khiến bạn khó chịu trong khi ăn uống. Hãy lấy rau mùi và lá húng chanh đem ngâm với nước muối rồi rửa sạch. Sau đó nhai hai loại lá này thật kỹ và nuốt từ từ. Vấn đề lưỡi lở loét sẽ được hạn chế.

10. Rau mùi tàu trị kiết lỵ: Hạt mùi sau khi đem phơi khô thì sao và tán nhỏ. Nhai phần hạt mùi đã được tán nhỏ khi bị kiết lỵ. Đặc biệt, nếu đi ngoài ra máu, bạn nên sắc hạt mùi với nước và ít gừng rồi uống.

11. Rau mùi tàu trị rối loạn tiêu hóa: Chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan… không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề ăn uống mà còn đến sức khỏe về lâu dài của bạn. Để chấm dứt tình trạng này, bạn nên lấy lá mùi tàu tươi rửa sạch rồi ép lấy nước. Áp dụng thường xuyên, chứng rối loạn tiêu hóa sẽ được trị dứt điểm và không hành hạ bạn nữa.

12. Rau mùi tàu trị nám da: Thay vì đi tới thẩm mỹ viện để trị nám da, bằng rau mùi tàu trong vườn, bạn cũng giải quyết được tình trạng này. Chọn lá mùi tàu rồi rửa sạch. Sau khi thái nhỏ thì đem ngâm với nước ấm. Giã nhuyễn rồi lọc bã và đem lấy nước ép xoa lên vùng bị nám da. Để chừng 15 phút thì đem đi rửa sạch. Làm liên tục, bạn sẽ thấy vết nám da sẽ được cải thiện.

13. Rau mùi tàu hạ cholesterol trong máu: Mùi ngò gai có khả năng hạ cholesterol trong máu hiệu quả. Người bị cao huyết áp, mỡ máu, chỉ cần đun một nhúm hạt mùi tàu khô trong nước rồi lọc lấy nước uống. Chờ khi nước nguội thì uống để giúp hạ cholesterol trong máu. Ngoài ra bài thuốc này giúp lợi tiểu và tốt cho thận.

14. Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày.

Cách chữa sỏi thận bằng rau mùi tàu

Như đã đề cập bên trên, những người bệnh có cơ địa khỏe và hợp thuốc thì khi sử dụng rau mùi tàu sẽ giúp tán sỏi và đưa chúng ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Đây là cách chữa bệnh mà không cần dùng tới thuốc tây hoặc thực hiện phẫu thuật lấy sỏi. Cách tạo ra bài thuốc bằng lá mùi tàu rất đơn giản, bạn có thể tham khảo chỉ dẫn bên dưới.

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau:

1 lượng lá rau mùi tàu vừa phải. Bạn nên hái cả lá và đoạn thân non để dùng, lá rau sử dụng cần đảm bảo không quá già và cũng không nên non quá.
3 cốc nước và một chiếc nồi để nấu.

Bước thứ hai, bạn hãy rửa thật sạch lá mùi tàu đi. Bạn có thể ngâm lá trong nước khoảng vài phút để bụi bẩn cũng như các loại vi trùng nhỏ trên lá rời ra. Sau đó bạn vớt rau ra một chiếc rổ, để chúng ráo nước tự nhiên.

Tiếp theo với cách chữa sỏi thận bằng lá mùi tàu này, người bệnh hãy hơ trực tiếp từng lá trên ngọn lửa nhỏ để chúng héo lại. Bạn nên cẩn thận tránh để lá bị cháy sẽ không dùng được. Sau khi đã hơ lửa xong, người bệnh hãy cho toàn bộ lá vào nồi đun cùng với 3 cốc nước đã chuẩn bị.

Để lá giữ nguyên được dưỡng chất chữa bệnh thì bạn hãy vặn nhỏ bếp cho tới khi nước cô cạn còn khoảng 2 cốc thì ngưng. Khi sử dụng, người bệnh hãy chia 2 cốc nước thành 2 lần dùng. Thời gian uống thuốc tốt nhất là trước mỗi bữa ăn trong ngày.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bài thuốc này về liệu trình điều trị sẽ khác nhau với hai giới:

Với nữ giới khi sử dụng cây mùi tàu chữa sỏi thận không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Có thể cơ địa cần dùng thuốc trong vòng 9 ngày.
Nam giới chỉ cần dùng 1 liệu trình khoảng 7 ngày.

Khi mới bắt đầu dùng vị thuốc này có thể người bệnh sẽ thấy khó uống, nồng hắc. Và một số người đã cho thêm đường để kích thích vị giác, đây là một cách làm thiếu khoa học. Bởi vì một trong những nguyên nhân gây ra sỏi là do dùng thực phẩm nhiều đường. Vì thế người bệnh hãy cố gắng dùng thuốc, chỉ một vài lần là bạn sẽ quen mùi, không cảm thấy khó chịu nữa.

Sau quãng thời gian sử dụng mùi tàu chữa bệnh sỏi thận trên, nếu bạn cảm thấy những triệu chứng của bệnh như đau lưng, ớn lạnh, buồn nôn,…không thuyên giảm thì nên dừng biện pháp này lại. Có thể cơ địa của bạn không phù hợp với bài thuốc này hoặc bệnh đã tiến triển nặng hơn.

Để quá trình chữa bệnh với lá mùi tàu đạt kết quả cao nhất, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh cần kiêng kị những loại thực phẩm quá ngọt, quá mặn, chất kích thích, rượu bia và thuốc lá.

Đặc biệt, bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải cặn bã và sỏi ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc rèn luyện thể dục thể thao cũng giúp chức năng thận mau chóng phục hồi hơn. Bạn có thể rèn luyện thân thể với những bài tập đơn giản như chạy bộ, đi bộ, cầu lông.

Lưu ý khi ăn mùi tàu

Rau Mùi Tàu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3
Rau mùi tàu – Đặc điểm sinh học của rau mùi tàu

Theo kinh nghiệm của người xưa để lại, phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai. Người có bệnh bao tử thì nên xay hoặc nấu nước uống tốt hơn là ăn lá tươi, nhất là lá già. Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi có tính gây kích ứng da, vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính.

Cách trồng và chăm sóc cây rau mùi tàu

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Rau Mùi Tàu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 4
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây mùi tàu. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Cây mùi tàu có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Rau mùi tàu có thể trồng bằng hạt tách cây con. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống hoặc siêu thị.

Trồng cây

Hạt mùi tàu rất dễ mọc nên có thể gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp mà không cần ngâm ủ hạt. Lượng hạt giống từ 3 – 5 kg cho 1.000 m2 .

Gieo xong bạn phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh. Tưới nước để giữ ẩm độ. Khoảng một tuần sau, hạt giống sẽ nảy mầm.

Nếu trồng mùi bằng cây con, bạn trồng trực tiếp lên đất đã chuẩn bị, tưới ngày 2 lần khoảng 10 ngày để cây nhanh chóng bén rễ.

Chăm sóc

Mùi tàu rất dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân. Nó là loại cây ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém. Tuy nhiên, phải có hệ thống thoát nước tốt để chống úng cho mùi tàu mỗi khi có mưa to và kéo dài.

Rau Mùi Tàu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 5
Chăm sóc cây rau mùi tàu

Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, tiến hành bón phân đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 lần cho cây. Thường xuyên làm cỏ cho rau mùi tàu.

Thu hoạch

Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng mùi tàu để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tháng.

Vậy trên đây là những gì thắc mắc về rau mùi tàu và các lưu ý quan trọng khi uống nước rau mùi tàu. Hy vọng bài viết có giá trị đối với bạn. Nếu bài viết còn gì thiếu xót và không chính xác hãy để lại comment giúp ttgdtxninhthuan.edu.vn hoàn thiện hơn nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here