Rau Má – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Rau Má

0
3647

Rau Má thuộc loại thực phẩm quý nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đẩy đủ về loại thực phẩm này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ  bật mí cho bạn 8 tác dụng nổi bật, các bài thuốc, các món ăn và lưu ý khi ăn cũng như một số thông tin khác về rau má như thế nào nhé!

Nguồn gốc và đặc điểm của rau má

Rau Má - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Rau Má 1
Rau má – Đặc điểm sinh học của rau má

Nguồn gốc

Rau má thuộc loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, nước Úc, New Guinea, Melanesia, Malesia và các nước ở khu vực châu Á.

Rau má không chỉ là một loại rau được sử dụng hằng ngày mà còn được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học Ayurveda. Chẳng hạn:

Võ sư môn Thái cực quyền là Lý Thanh Vân đã sử dụng một số loại thảo dược Trung Hoa (trong đó có rau má) nên đã sống thọ đến 256 tuổi.

Người dân Ấn Độ gọi rau má là Brahmi- nghĩa là một loại thảo dược giúp con người có thể hòa hợp với tâm thức vũ trụ.

Ngoài ra, rau má còn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà thông thái, vị thiền sư.

Đặc điểm

Rau má được gọi với cái tên khác là lôi công thảo, tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và tên tiếng Anh là Gotu Kola.

Vốn thuộc cây thân thảo nên thân cây của rau má trông khá mảnh, có màu xanh lục (hoặc lục ánh đỏ), mọc bò khắp nơi (nhất là chỗ ẩm mát) và có rễ mọc ở các mấu.

Lá của cây rau má có hình thận, phần đỉnh lá tròn và mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm.

Hoa rau má có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, hồng phớt đỏ và mọc thành các tán nhỏ. Còn quả rau má có hình mắt lưới dày dặc và thường chín sau khoảng 3 tháng.

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Rau Má - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Rau Má 2
Rau má – Đặc điểm sinh học của rau má

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau má sẽ khác nhau tùy thuộc vào mùa thu hoạch và khu vực trồng trọt, nhưng cơ bản vẫn chứa các dưỡng chất sau: vitamins B1, B2, B3, C, K, hợp chất beta carotene, saccharide, flavonol, sterol, saponin, alkaloid và nhiều chất khoáng (phốt pho, kali, canxi, sắt, magiê,…),….

Trung bình, cứ trong 100g chiết xuất rau má thường chứa:

  • 88,2g nước
  • 3,2g đạm
  • 1,8g tinh bột
  • 4,5g chất xơ
  • 3,7mg vitamin C
  • 0,15mg vitamin B1
  • Và còn các chất như: 3,1mg sắt; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 1,3mg beta carotene,….

Tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Rau má chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và có 8 tác dụng nổi bật đối với sức khỏe như sau:

Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch

Đối với người có tiền sử bệnh liên quan đến tĩnh mạch như bệnh suy tĩnh mạch thường gặp, thì rau má giúp giảm sưng và tăng cường máu huyết lưu thông.

Theo kết quả nghiên cứu trên Angiology vào năm 2001 cho thấy rằng: các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch hầu như đều giảm bớt các triệu chứng vốn có của bệnh, như giảm sưng tấy, giẩm phù mắt cá chân, chuột rút, đau nhức và mệt mỏi khi sử dụng rau má và được theo dõi liên tục trong suốt 4 tuần. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này còn ghi nhận cứ dùng 180mg rau má mỗi ngày sẽ làm giảm đi các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

Giúp phục hồi vết thương nhanh chóng

Nhờ hợp chất triterpenoids (là hợp chất tự nhiên trong thực vật, vị đắng) bên trong rau má, nên loại rau này có tác dụng điều trị, phục hồi các vết thương nhẹ cũng như tăng cường chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương để giúp vùng da đó nhanh chóng được phục hồi và khỏe hơn, đồng thời làm tăng cường việc lưu thông máu huyết tại khu vực đó.

Kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2006 đã chứng minh rau má có tác dụng hồi phục vết thương trên cơ thể chuột (vốn có nét tương đồng AND với người).

Giảm bớt lo âu, bồn chồn

Chất triterpenoid không chỉ có tác dụng phục hồi vết thương mà còn giúp cơ thể giảm bớt được chứng lo âu, bồn chồn.

Kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2000, đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng, đã cho thấy rằng: kể từ khi uống nước rau má trong khoảng 30 – 60 phút, các bệnh nhân (mắc phải triệu chứng tâm thần) hầu như không bị giật mình bởi tiếng ồn.

Giúp cải thiện khả năng nhận thức

Chiết suất rau má có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn của cơ thể vì giúp đẩy mạnh oxy lên não để não được hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong rau má còn kích thích được các đường dẫn thần kinh, khi có khả năng xóa bỏ các gốc tự do và các mảng bám trong não. Điều này có nghĩa rằng: rau má làm giảm tốc độ của triệu chứng mất trí nhớ, nhất là bệnh Alzheimer.

Rau má giúp giảm tốc độ của triệu chứng bệnh Alzheimer

Hỗ trợ, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Rau má được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị các cơn đau dạ dày, vì có hoạt tính chống viêm nhiễm và cải thiện chức năng, sức khỏe của đường ruột và đại tràng.

Tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn

Các dưỡng chất có trong rau má dường như đều có tác động lớn đến hệ tuần hoàn, nổi bật là:

Cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa chứng xuất huyết và tối ưu sự hoạt động của hệ tuần hoàn.
Kích thích máu lưu thông, tăng cường lượng oxy di chuyển đều khắp các bộ phận và cơ quan nội tạng quan trọng để cải thiện năng suất hoạt động của những bộ phận, cơ quan đó.
Rau má tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn

Giúp thanh lọc cơ thể

Rau má được sử dụng từ rất lâu vì có tác dụng lợi tiểu, để kích thích việc thải độc tố, muối và thậm chí lượng chất béo dư thừa bên trong cơ thể.

Điều này sẽ giúp cho thận tránh làm việc quá tải trong quá trình loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể mỗi ngày.

Kéo dài tuổi thọ, tươi trẻ

Trong y học Trung Hoa, rau má được xem là một trong những loại thảo dược giúp con người kéo dài tuổi thọ và có sức khỏe dẻo dai.

Tuy nhiên, công dụng này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học chứng minh và chỉ dựa theo dân gian.

Một số bài thuốc trị bệnh từ rau má

Rau Má - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Rau Má 3
Rau má – Đặc điểm sinh học của rau má

Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản mà Điện máy XANH đã tổng hợp ngay dưới đây:

Điều trị đau bụng, tiêu chảy, kiết lị: dùng 30 – 40g rau má (lấy toàn bộ cây, bỏ rễ) đem rửa sạch và trộn ít muối để ăn suống hoặc luộc.

Điều trị tiểu ra máu: lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống.

Cải thiện biếng ăn, còi cọc ở trẻ, đi ngoài phân sống: dùng một nắm rễ rau máu, rửa thật sạch để ráo nước, tán thành bột cho vào cháo (hoặc nấu chung với bột gạo) rồi dùng.

Chữa chứng đau bụng do kinh nguyệt, đau lưng: nên hái rau má khi vừa mới ra hoa, đem phơi khô và tán nhỏ. Mỗi lần pha uống khoảng 2 muỗng cà phê với nước ấm, chỉ nên uống 1 lần vào buổi sáng.

Chữa táo bón: đem giã 30g rau má (đã rửa sạch) và đắp vào rốn.

Điều trị vàng da do thấp nhiệt: đem sắc uống khoảng 30 – 40g rau má với 30g đường phèn.

Điều trị lở loét ở vùng lưng: rửa sạch rau má, giã nát và đem ép lấy nước cốt, hòa tan với bột nếp sao cho hỗn hợp sền sệt, đem thoa lên vùng bị tổn thương.

Chữa nhọt: rau má rửa sạch, đem giã nát và đắp lên vùng da bị nhọt.

Chữa áp xe vú (giai đoạn đầu): đem sắc uống rau má và vỏ cau, ó thể pha thêm một ít rượu để làm tăng hiệu quả.

Trị viêm họng và viêm amiđan: rửa sạch 60g rau má, giã nát rồi ép lấy nước, hòa với nước ấm trước khi uống.

Giải độc thuốc (hoặc thực phẩm): giã nát rau má sau khi rửa sạch, vắt lấy nước uống, để dễ uống nên pha thêm ít đường phèn.

Cải thiện cảm nắng, hoa mắt, buồn nô, nhức đầu: lấy 1 nắm rau má rửa sạch, giã nhuyễn để tách ra phần nước cốt và phần bã. Phần nước đem pha ít muối rồi uống, còn phần bã đắp lên trán và thái dương.

Trị sẹo: tùy theo tình trạng sẹo mà bạn sử dụng rau má để điều trị như sau:

Với sẹo lõm: rửa và ngâm rau má trong nước muối pha loãng 15 phút, rồi chia làm 2 phần – một phần sắc uống còn một phần giã đắp lên vùng sẹo lõm khoảng 15 phút rồi rửa lại nước sạch.

Với sẹo lồi: rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước, hòa với ít mật ong rồi đem bôi lên vùng sẹo lồi, mát-xa nhẹ nhàng bằng nước ấm trong 30 phút.

Với sẹo thâm: rửa sạch rau má, ngâm với nước muối, giã nhuyễn và đắp lên cùng da bị sẹo thâm mỗi ngày 2 lần trong 4 tháng.

Những lưu ý khi dùng rau má

Rau Má - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Rau Má 4
Rau má – Đặc điểm sinh học của rau má

Lưu ý khi sử dụng rau má

Rau má là loại rau phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên người dùng không nên lạm dụng. Chỉ nên uống 1 cốc rau má (tương đương 40g rau má) mỗi ngày và không uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng ít nhất nửa tháng.

Những phản ứng dị ứng với rau má có thể gặp bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Người dùng cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau rất ít gặp nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng rau má.

Những người không nên dùng rau má

– Phụ nữ mang thai và cho con bú.

– Những người đang mong muốn thụ thai.

– Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường nên sử dụng ra má ở một lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

– Những người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Vậy trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những gì thắc mắc về rau má. Hy vọng bài viết có giá trị đối với bạn. Nếu bài viết còn gì thiếu xót và không chính xác hãy để lại comment giúp ttgdtxninhthuan.edu.vn hoàn thiện hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian ghé thăm blog của chúng tôi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here