Hằng năm lúc những chú ve cất lên bài ca gọi hè cũng là lúc những bông hoa phượng bắt đầu chúm chím khoe sắc. Hoa phượng chẳng rực rỡ hoa phượng không sang trọng mà hoa phượng rất gần gũi thân thương như tuổi học trò đầy mộng mơ vậy. Hãy cùng ttgdtxninhthuan.edu.vn tìm hiểu về loài hoa này nhé!
Nội dung chính
Hoa Phượng đỏ
Loài hoa gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, Mùa nở của hoa trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay, mùa của những cuốn số ghi đầy nhật ký, ép đầy cánh phượng khô. Cái tên gọi “Hoa học trò”. Ai đó đã gọi một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.
Thông tin cơ bản về hoa Phượng
Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (danh pháp hai phần: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 鳳凰木 (phượng hoàng mộc), 金鳳 (kim phượng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree. Trong tiếng Việt, nên phân biệt: Phượng là cây to (đại thụ), cao tới 20 mét, trái dài 1 mét, rất nặng; còn phượng vỹ, cây nhỏ, cao tối đa 5 mét, trái dài 6 phân, hoa giống hình chim phượng với đuôi dài nên gọi là phượng vỹ (có nghĩa là đuôi chim phượng).
Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du, đồng bằng. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.
Hoa phượng là loài hoa gắn liền với ký ức học trò, khi trưởng thành, dù đi đâu, làm gì nhưng mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm cho lòng ta thêm nao nao, bồi hồi nhiều cảm xúc nhớ lại quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ thế cây còn được trồng nhiều trên những vỉa hè, đường phố, trong công viên trường học có tác dụng làm mát, tạo bóng râm hay để trang trí cho khuôn viên thêm xinh đẹp hơn.
Đặc điểm hoa của hoa Phượng
Phượng thuộc cây thân gỗ khá lớn, cây có chiều cao khoảng từ 10-20m, cây có nhiều cành nhánh mọc nghiêng nhau nên tán lá rộng, vỏ cây có màu xám trắng và khá nhẵn. Lá cây thuộc loại phức kép lông chim 2 lần vì thế nhìn lá tuy nhỏ nhưng lại khá dày. Mỗi cành lá dài từ 30-50cm có có khoảng 20-40 lá chét lông chim lớn cùng với khoảng 20 đôi lá chét phụ. Những lá sếp xít nhau cùng với nhiều cành nhánh tạo nên một khoảng râm khá lớn. Lá có màu lục nhạt rụng thưa mà mùa khô.
Hoa phượng vĩ thường nở thành từng chùm lớn có chiều dài từ 20-50cm đó. Hoa nở thưa cánh và xòe rộng. Những hoa lớn khi nở có màu đỏ tươi những cánh tràng có cuống dài. Mép cánh hoa hơi nhăn, cánh hoa lớn nhất có màu cam đỏ, những cánh còn lại của bông phượng có những vạch đốm trắng khá đẹp mắt. Nhị của hoa có bao phấn con con màu đỏ.
Sau khi hoa tàn cây bắt đầu tạo quả, quả phượng dài, dẹt, có chứa hạt bên trong. Khi quả còn non có màu xanh, già chuyển màu nâu xám. Quả có thể dài từ 20-60cm. hạt phượng rất cứng.
Hoa phượng vĩ là cây ưa sáng và có tốc độ phát triển trung bình, nếu gặp điều kiện thuận lợi cây phát triển khá nhanh chóng.
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Phượng
Nguồn gốc của hoa Phượng
Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi.
Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày đặc của nó tạo ra những bóng mát.
Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh. Cánh hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon.
Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30–50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.
Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du, đồng bằng. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.
Ở Việt Nam, cây được trồng ở hầu hết các tỉnh thành phố lớn và đặc biệt trồng cây Phượng Vĩ tại các khu vực trường học hay trồng với mục đích làm cây công trình.
Ý nghĩa của hoa Phượng
Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào Việt Nam trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học. Ở Việt Nam nhắc tới hoa phượng người ta lại nhớ đến thành phố hải phòng cứ mỗi tháng là trên các nẻo đường hoa phượng trực rỡ khoe sắc người ta hay nói Hải Phòng là thành phố hoa phượng.
Sỡ dĩ được gọi là Phượng Vỹ vì cánh hoa trông rất giống đuôi chim Phượng. Nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng. Mang trong mình biết bao kỷ niệm tuổi học trò.
Phượng Vỹ nở vào giai đoạn kết thúc năm học. Nên nó cũng là tín hiệu báo hiệu một sự chia tay, tạm xa mái trường và những bạn bè cùng trang lứa.
Hoa Phượng Vỹ khi còn trong nụ, nó như mối tình học trò e ấp chưa kịp gọi tên đã phải chia tay. Để nỗi nhớ dài đăng đẵng và đến khi quay lại ghế nhà trường, tình yêu “gà bông” ấy lại ùa về với bao nỗi nhớ.
Có những người qua mùa hoa Phượng mới tìm thấy nhau. Cũng có những người lạc nhau giữa muốn vàn cánh hoa rơi rụng.
Mùa nở của hoa trùng với thời điểm kết thúc năm học. Mùa chia tay, mùa của những cuốn số ghi đầy nhật ký, ép đầy cánh phượng khô.
Phượng tỏa hương khác với các loài hoa. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu, mà man mác đượm một nỗi niềm hoài vọng xa xôi.
Hoa phượng là biểu tượng của tình yêu học trò thơ ngây, mơ mộng.
Nơi phân bố
Phượng phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.00 đến 2.00 mm/năm. Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe. Cây phượng vĩ tại Blakiston St, Harare, Zimbabwe, 1975
Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson, Arizona) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana(CNMI).
Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Úc, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar.
Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài GònHiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học. Thành phố Hải Phòng còn được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ; nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, có lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 rất độc đáo.
Công dụng của hoa phượng đỏ đối với đời sống
Phượng Vĩ là loại cây công trình đẹp
Do đặc điểm cây Phượng Vĩ có tán lá rộng, xanh tốt đặc biệt hoa chúng lại rất đẹp nên người ta thường trồng cây Phượng Vĩ để tạo cảnh quan cây xanh sạch đẹp.
Ở một thành phố dù cho có hiện đại điến mấy thì cũng không thể nào có thể thiếu vắng đi hình bóng của những cây xanh này được. Vì thế với lợi thế của mình, từ lâu cây Phượng Vĩ luôn khẳng định được vị trí cũng như vai trò quan trọng của mình trong việc tạo nên cảnh đẹp cho khuôn viên sân vườn biệt thự nhà phố, công viên, hè phố,…tuyệt đẹp.
Cây Phượng Vĩ trồng lấy gỗ và chắn gió
Phượng Vĩ, thuộc vào loại cây mộc có thân hình cao lớn khoảng 10 đến 20 mét, tán lá xòe rộng, đan dày như những chiếc dù lớn cùng bộ rễ chắc khỏe lan rộng, nên khi đứng trước phong ba bão táp thì chúng vẫn không hề bị quật ngã.
Bên cạnh đò thì cũng chính bởi đặc tính của thân cây Phượng Vĩ có đường kính từ 20 đến 30cm, gỗ không có vết rạn nứt, chất gỗ đặc dẻo nên chúng còn được coi là cây lấy gỗ, cây cảnh nội thất trong việc chế tạo nên những bộ bàn ghế chắc khỏe với đường vân gỗ đẹp mắt.
Công dụng cây Phượng Vĩ trong chữa bệnh
Có lẽ đây là điều ít ai biết đến ý nghĩa cây Phượng Vĩ này, khi phần rễ cây có thể dùng làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt cho người bệnh. Vỏ thân cây và lá được dùng sắc uốc chữa bệnh sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp.
Hay trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm thì cây Phượng Vĩ cũng đóng vai trò lớn trong việc tạo dầu thơm xoa bóp, giảm căng thẳng cho cơ bắp cũng như hệ thần kinh mà bạn có thể đặt hương thơm cây Phượng Vĩ trong phòng ngủ.
Và tất nhiên không thể bỏ qua quả của cây, khi chúng được dùng làm bộ gõ âm nhạc với tên gọi là shak-shak hay maraca của người dân khu vực Caribe.
Nhìn chung, với cây Phượng Vĩ chúng có rất nhiều công dụng mà bạn có thể tận dụng để phục vụ cho chính cuộc sống của mình từ việc làm đẹp cho cảnh quan đô thị, trở thành những món đồ nội thất ưng ý đến việc chữa bệnh cho con người chúng ta. Vì thế bạn hãy biết cách chăm sóc cây xanh này thật chu đáo bằng đất trồng và phân bón-thuốc tốt để cây có thể “đáp ơn” của bạn tốt nhất nhé.
Kỹ thuật trồng hoa phượng
Phương thức bảo quản hạt phượng vĩ:
+ Điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30oC, giữ hạt được 1 – 2 năm.
+ Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10oC, có thể duy trì sức sống hạt được 3 – 4 năm.
Không để hạt phượng vĩ nơi ẩm, thấp, dễ thấm nước.
– Khối lượng 1.000 hạt khoảng 500 gram.
– Số hạt/1 kg khoảng 2.000 hạt
Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống phượng vĩ
– Thu hái hạt giống phượng vĩ trên những cây mẹ từ 5 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ thường có màu nâu, hạt cứng, màu đen.
– Quả phượng vĩ sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đóng từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, … Hạt phượng vĩ sau khi thu tiếp tục phơi 2 – 3 nắng cho khô, sàng sảy sạch thu hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại đem đi bảo quản.
Xử lý hạt giống phượng vĩ
Hạt giống phượng vĩ trước khi gieo được mài nhẹ làm mòn một phần vỏ hạt để nước có thể thấm vào bên trong hạt, chỉ nên mài bên hông hạt, tránh làm tổn thương phôi hạt, ngâm hạt trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 40oC từ 6 – 8 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi vải. Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo.
Chuẩn bị bầu đất ươm phượng vĩ
Dùng túi bầu PE 10 x 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác). Đất làm ruột bầu được đập sàng nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.
Gieo hạt phượng vĩ
Trước khi gieo hạt phượng vĩ, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che nắng 50% – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 4 – 5 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm.
Tạo cây giống:
– Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.
Bầu đất:
– Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phượng vỹ phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.
– Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.
– Thời vụ gieo ươm: tùy theo điều kiện tại chỗ và nguồn giống, có thể gieo ươm ở các tháng thích hợp. Tháng 2 – 3 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất.
Cách chăm sóc hoa phượng
Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây Phượng vĩ còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.
Cây Phượng vĩ con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không gian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những cây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây con một cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khác nhau từ 30 – 50 %. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra.
Khi cây phượng vĩ con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước.
Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng rừng.
Thời gian nuôi cây phượng vĩ trong vườn ươm từ 4 – 5 tháng, cây có chiều cao 25 – 35 cm, đường kính cổ rễ 3 – 4 mm thì có thể đem xuất vườn.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây phượng vĩ
Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.
Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch Booc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 – 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá cây phượng với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng thì tưới lại bằng nước sạch.
ối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng phượng vỹ có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.
– Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.
– Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.
Những hình ảnh hoa phượng đẹp nhất ngày hè
Trên đây là bài viết tổng hợp về loài hoa phượng. Loài hoa tượng trưng cho những ngày hè, cho tuổi học trò mộng mơ. Hi vọng qua bài viết của chúng tôi bạn có thể hiểu thêm nhiều điều hay và ý nghĩa về loài hoa phượng.