Hoa đỗ quyên – Loài hoa của sự may mắn, giàu có và nỗi nhớ quê hương

0
14196

Hoa đỗ quyên là loài hoa đẹp phổ biến khắp Thế Giới và ở Việt Nam đây là loài hoa trưng tết rất được yêu thích. Hoa Đỗ Quyên một trong những loài hoa tết của người Việt cổ, nó là loài hòa báo xuân với màu đỏ, hồng cam. Tuy nhiên, rất ít người hiểu biết thật sự về loài hoa nay, vì thế hôm nay hãy cùng ttgdtxninhthuan.edu.vn tìm hiểu về loài hoa này nhé!

Hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên

Thông tin cơ bản về hoa đỗ quyên

Đỗ quyên là một phần của gia đình Rhododendron, được chia thành hai nhóm khác nhau. Cây bụi hoa này rơi vào phía rụng lá, vì vậy đỗ quyên được gọi là giống pentantheran Rhododendron. Trong khi đỗ quyên trồng đầu tiên đã tăng trưởng ở Trung Quốc và Nhật Bản, tên gọi chung có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Đỗ quyên bắt nguồn từ azaleos, một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là khô. Điều này là do đặc tính của chúng để thoát nước nhanh chóng và đất nhẹ.

Đỗ Quyên có rất nhiều chủng loại, là loài đa sắc hoa hoặc phối lẫn sắc, điểm chấm màu: Đỏ, hồng, cam, tím, trắng… Loài này ở Việt Nam có sắc hồng là phổ biến nhất. Hoa Đỗ Quyên Việt Nam thường có bản cánh cứng, bông to với mùi thơm đặc biệt nên cực kỳ thu hút côn trùng và các loại chim hút mật nhỏ. Cây thường ít lá, hoa nhiều và thường nở đúng dịp Tết Nguyên Đán, kéo dài trên dưới hai tháng kể từ khi báo hoa.

Chi Đỗ quyên có đặc điểm là cây bụi và lớn (hiếm), những loài nhỏ nhất cao chừng 10 –100 cm, loài lớn nhất, R. giganteum, được ghi nhận là cao tới 30 m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1 – 2 cm tới hơn 50 cm, ngoại lệ là R. sinogrande có lá dài 100 cm. Đỗ quyên có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số loài, mặt dưới lá có phủ vảy hoặc lông tơ. Một số loài nổi tiếng vì hoa nở thành chùm lớn. Có các loài vùng núi có hoa và lá nhỏ và một số loài nhiệt đới sống bám ở dạng tầm gửi.

Cây hoa đỗ quyên ta còn được gọi với nhiều tên rất hay là thanh minh hoa, mãn sơn hồng hay sơn trà hoa, ánh sơn hồng, báo xuân hoa, sơn thạch lựu…. Đỗ quyên có tên khoa học Rhododendron, trong tiếng Hi Lạp rhodos có nghĩa là hoa hồng và Dendron là cây. Đỗ quyên thuộc họ Thạch Nam – Ericaceae, có xuất xứ ôn đới.

Đặc điểm của hoa đỗ quyên

Cây hoa đỗ quyên thuộc loại cây thân gỗ, hình dáng khẳng khiu, với thân cây sần sùi, dáng phong trần, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,5-2m. Trong tự nhiên đỗ quyên ta sống ven sườn dốc hoặc đỉnh núi đá. Lá hình bầu dục, màu xanh đậm, hơi nhọn ở đầu, mọc cách. Hoa đỗ quyên có dáng hơi khum, bông to với hương thơm đặc biệt, nhiều màu sắc: đỏ, vàng, cam, hồng, trắng, tím… hoặc phối nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Hoa đỗ quyên ta thường có hương thơm dễ chịu nên rất thu hút ong bướm, các côn trùng hút mật.

Cây đỗ quyên ta ít lá, hoa nhiều và kết thành chùm rất sai hoa và rực rỡ nên rất thu hút. Hoa lại nở đúng dịp tết Nguyên Đán , hoa bền kéo dài trên dưới 2 tháng nên càng được yêu thích.

Đặc điểm hình thái:

Trong tự nhiên hoa đỗ quyên có cây gỗ nhỏ thường xanh, cây bụi rụng lá bán thường xanh, cây bụi thấp dạng bò lan, phụ sinh. Lá, hoa rất đa dạng với nhiều màu sắc.

Đặc điểm sinh trưởng:

  • Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp. Vì vậy, mùa chiếu sáng mạnh thì nên đưa cây vào nơi râm mát để chăm sóc. Các chủng loại hoa đỗ quyên khác nhau thì có sức đề kháng với ánh sáng cũng khác nhau.
  • Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C.
  • Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Đỗ quyên ưa đất nhiều mùn, tơi xốp phì nhiêu và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí, pH từ 4,2 – 6 là vừa, tốt nhất là đất mùn rừng thông.
  • Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây .Để tăng độ chua cho nước có thể pha thêm sufat sắt hoặc dấm ăn vào nước tưới.
  • Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên. Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%…

Sự tích của hoa đỗ quyên

Sự tích của hoa đỗ quyên
Sự tích của hoa đỗ quyên

Có một đôi vợ chồng nghèo sống hạnh phúc, yêu thương nhau trong một ngôi làng nhỏ. Người chồng thường xuyên vào rừng sâu săn bắn, đốn củi. Nhưng bỗng một hôm đợi mãi chẳng thấy chồng quay về, người vợ cứ ngóng dáng chồng mỗi ngày sau buổi hoàng hôn.

Thời gian trôi qua một tháng, hai tháng, ba tháng vẫn chẳng thấy tin tức gì. Người vợ quyết định khăn gói lên đường đi tìm chồng. Buổi sáng người vợ đi tìm chồng, buổi chiều cùng ngày hôm đó người chồng đã quay về.

Người vợ cứ đi mãi từ ngày này qua ngày khác đến khi gục ngã và trút hơi thở cuối cùng bên tảng đá. Nơi tảng đá người vợ chết mọc lên một loài cây nở hoa rất đẹp mỗi khi xuân về. Khi hồn của người vợ về trời gặp Ông Tiên, Ông hỏi “vì sao con lại ngã chết trong rừng sâu như thế?”. Người vợ thuật lại việc đi tìm chồng mình vì vậy Ông đặt tên cho loài hoa kia là hoa Đỗ.

Nhắc đến người chồng đã trở về nhà nhưng chẳng thấy vợ đâu. Anh hỏi những người xung quanh thì được biết vợ đã đi vào rừng sâu tìm mình. Người chồng cũng khăn gói lên đường tìm vợ, tìm mãi đến khi kiệt sức chết đúng trên tảng đá mà người vợ đã chết trước kia. Người chồng hoá kiếp thành một loài chim sống đơn độc một mình và đặt biệt cất tiếng hót khi trời đã hoàng hôn. Tiếng hót của loài chim ấy tựa như tiếng kêu than, tuyệt vọng. Ông Tiên chứng kiến tình yêu của đôi vợ chồng này và đặt tên cho loài chim này là chim Quyên (Quyên đọc lái đilà Quên).

Không biết từ bao giờ loài hoa đẹp kia cũng được gọi là hoa Đỗ Quyên để tưởng nhớ cho mối tình chung thuỷ, sắc son của hai vợ chồng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa đỗ quyên

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa đỗ quyên
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa đỗ quyên

Nguồn gốc: Hoa đỗ quyên ta có nguồn gốc xuất xứ từ vùng ôn đới. Đỗ quyên phân bố ở Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, các tỉnh có đỗ quyên mọc tự nhiên gồm Lào Cai (dãy Hoàng Liên Sơn), Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc (núi Tam Đảo)

  • Tương trưng cho sự may mắn và sung túc: Đỗ Quyên chính là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, sang trọng và giàu có. Chính vì vậy trong mỗi dịp năm mới, nhiều gia đình lựa chọn cho mình một chậu hoa Đỗ Quyên để trang trí trong nhà và thể hiện mong ước về một năm mới may mắn, tốt lành.
  • Tượng trưng cho nỗi nhớ quê: Hoa Đỗ Quyên cũng thường dùng để thể hiện nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình đối với những người xa xứ.
  • Mang ý nghĩa bạn hãy chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình: Nếu ai đó tặng cho bạn một chậu hoa Đỗ Quyên tức là họ đang nhắn nhủ bạn hãy nhớ chăm sóc cho bản thân và cả gia đình.
  • Sự cân bằng trong cảm xúc: Hoa Đỗ Quyên còn được dùng để nói lên sự cân bằng trong cảm xúc. Vì vậy, loài hoa này cũng thường được dùng để chỉ những người luôn biết cách che giấu cảm xúc, tình cảm của bản thân.
  • Mang ý nghĩa niềm đam mê: Hoa Đỗ Quyên có nhiều màu sắc, và đa phần đều là những màu nổi bật, rực rỡ. Vì vậy, Đỗ Quyên còn được cho là loài hoa của sự đam mê, nhiệt huyết.
  • Mang vẻ đẹp nữ tính và trí tuệ: Đối với người Trung Quốc và Nhật Bản, hoa đỗ quyên là loài hoa tượng trưng cho những cô gái thông minh, xinh đẹp, dịu dàng và đầy nữ tính.
  • Ý nghĩa tối của Hoa Đỗ Quyên: Ý nghĩa tối của đỗ quyên được rút ra từ độc tính của nó – ngay cả mật ong làm từ những bông hoa cũng có thể đe dọa tính mạng, do đó, đừng gửi cho ai đó một bó hoa trong một chiếc bình màu đen, trừ khi bạn muốn đe dọa họ.
  • Ý nghĩa Hoa Đỗ Quyên theo màu sắc:
  1. Hoa đỗ quyên đỏ, hồng đậm: Tượng trưng cho sự lãng mạn và đam mê trong tình yêu.
  2. Hoa đỗ quyên trắng: Tượng trưng cho sự thuần khiết, kiềm chế và thanh lịch.
  3. Hoa đỗ quyên tím và hồng nhạt: sự vui vẻ, thân thiện và hòa đồng. Không đề cao cá nhân.
  4. Hoa đỗ quyên vàng: Tượng trưng cho tình bạn và tình cảm gia đình.

Công dụng của hoa đỗ quyên đối với đời sống

Công dụng của hoa đỗ quyên đối với đời sống
Công dụng của hoa đỗ quyên đối với đời sống

Đỗ quyên được dùng chữa phong hàn thấp tý, đau khớp xương, đau dây thần kinh, viêm phế quản mãn tính, vết thương do đâm chém.

Ở Trung Quốc, đỗ quyên được dùng chữa nhịp tim quá nhanh, rung nhĩ, cao huyết áp.

Ngoài ra, dịch chiết từ hoa đỗ quyên còn dùng để thủy châm, nhĩ châm gây tê cho các tiểu phẫu thuật, tốt đối với vùng đầu mặt, cổ, ngực, bụng. Các vùng khác chưa đạt kết quả như mong muốn. Đỗ quyên phối hợp với cà độc dược có tác dụng hiệp đồng, tăng cường tác dụng gây mê, giảm tác dụng phụ của cà độc dược, phối hợp với các thuốc hỗ trợ gây mê khác tốt.

Một số bài thuốc có Đỗ Quyên:

  • Chữa đau dây thần kinh tọa: Rễ Đỗ Quyên 3g; Thổ ngưu tất 60g; Uy linh tiên 30g; Rễ lục nguyệt sương 30g. Sắc uống nhiều ngày. Ngày uống 1 thang chia làm 2 phần. Uống ấm nóng, sau khi ăn, có thể ngâm rượu. Uống 1 ly nhỏ trước khi ăn. Ngày 2 lần vào bữa ăn chính.
  • Chữa bệnh tim mạch có rối loạn vi tuần hoàn: Hoa Đỗ Quyên 10mg; đương quy 0,4mg; xuyên khung 0,2mg; sinh thảo 0,162mg. Chế thành dung dịch tiêm 2ml; tiêm bắp thịt (Trung Quốc trung y mật phương đại hoàng).
  • Chữa bệnh thấp tý, đau khớp xương, vận động khó khăn: Hoa Đỗ Quyên tươi 12g; rễ kim anh 3g; rửa sạch ngâm 1lít rượu trắng 40o trong vòng 1 tháng. Chỉ sử dụng cho người lớn. Trẻ em không được dùng. Liều trung bình: uống 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ từ 15 – 20ml. Đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể: 10 – 15ml/lần
  • Chữa chứng rụng tóc: Hoa Đỗ Quyên 15g; cốt toái bổ 15g; xuyên hoa tiên 30g; cao lương 25g; ngâm với1 lít rượu trong 7 ngày. Khi dùng lắc đều, dùng que bông thấm tẩm vào rượu rồi bôi xát vào vùng tóc rụng. Trước khi bôi rượu hãy dùng 1 lát gừng tươi chà xát vào da đầu cho đến khi da có cảm giác đau.

Kỹ thuật trồng hoa đỗ quyên

Kỹ thuật trồng hoa đỗ quyên
Kỹ thuật trồng hoa đỗ quyên

Nhân giống:

Để nhân giống hoa đỗ quyên người ta thường dùng các phương pháp giâm cành, gieo hạt và chiết. Đối với giâm cành có thể tiến hành vào tháng 5 hoặc tháng 10, chiết vào tháng 4 – 5, còn gieo hạt thì vào vụ xuân. Phương pháp giâm và chiết thì nhanh cho cây thành phẩm hơn so với gieo hạt.

 Đất trồng:

  • Trộn đất trồng với tỷ lệ như sau: 20% phân bò Better đã qua xử lý + 50% đất sạch Better + 30% đất mùn chua (nếu có đất mùn rừng thông thì tốt nhất).
  • Chọn chậu: Căn cứ vào dạng thân và tán để quyết định chậu trồng. Đỗ quyên là loài mọc cạn vì vậy nên chọn chậu nông tốt hơn là chậu cao.
  • Trồng vào chậu: Dùng chậu có lỗ ở đáy, dùng lưới nilon lót dưới đáy chậu sau đó dùng mấy viên gạch vụn và sỏi xếp lên trên, dày khoảng 2-3cm. Đổ đất vào khoảng 1/2-2/3c hậu
  • 0.2-0.3kg phân Better hữu cơ sinh học HG01 trộn đều phân vào đất và chuyển cây vào chậu, chú ý để bộ rễ tự do rồi bỏ thêm đất vào và lấy tay nén nhẹ . Thường 2 năm thay chậu 1lần, trước khi thay phải tưới nước trước 1-2 ngày để chậu và đất rời nhau. Khi sang chậu có thể cắt bớt rễ để xúc tiến ra rễ mới, cắt bớt cành để điều chỉnh cân bằng của lá và rễ.

Phân bón:

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Đỗ quyên cần được đáp ứng đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng nhu cầu về phân bón khác nhau. Để cây phát triển cành nhánh trong giai đoạn đầu hoặc phục hồi cây sau khi hoa tàn ta nên sử dụng phân Better NPK 16-12-8-11+TE, giai đoạn hình thành nụ, ra hoa và dưỡng hoa ta sử dụng NPK 12-12-17-9+TE. Cây 4-5 năm thì mỗi lần bón 10-20g/cây; cây 6-7 năm thì mỗi lần bón 20-40g/cây. Mỗi năm cần bón thêm phân Better hữu cơ sinh học HG01 để tăng lượng mùn trong đất giúp bộ rễ phát triển tốt, lượng bón từ 0.2-0.5kg/ chậu tùy vào kích thước cây.

Phương pháp nhân giống Hoa Đỗ quyên

Sử dụng phương pháp giâm, chôn cành, ghép, gieo hạt…

  • Giâm cành: Thông thường tiến hành vào tháng 5-6 dùng cành ra trong năm, cắt thành đoạn dài 10-12cm, sau đó cắt bỏ những lá ở phía dưới, giâm vào trong cát nhỏ đãi rửa sạch, cắm sâu 1/2-1/3 cành, giâm xong tưới nước, đặt ở dưới bạt che râm, không được để chỗ có ánh nắng chiếu trực tiếp, về sau thường xuyên phun nước, duy trì độ ẩm cho chậu giâm, sau 2 tháng cành giâm bắt đầu mọc rễ, đến mùa đông thì bắt đầu chuyển vào trong nhà kính, đến năm thứ 2 thì có thể đánh đi trồng.
  • Ghép cây: Mục đích của phương pháp này đó là gây giống có chất lượng tốt nhanh, khiến một cây có nhiều giống, hình dạng cây đẹp, hoa nhiều màu sắc phong phú. Cành ghép có thể sử dụng cành 1-2 năm tuổi, cũng có thể sử dụng được cành non, gốc ghếp có thể sử dụng các phẩm giống Hoa Đỗ quyên tốt, dây buộc khi ghép sử dụng dây ni lông, hoặc túi bóng, sau khi ghép xong dùng túi ni lông trùm vào chỗ miệng ghép và buộc chặt, để tránh miệng ghép bốc hơi dẫn đến khô, khoảng 50-60 ngày sau thì gỡ túi bóng ra, thường xuyên phun nước lên mặt lá, đảm bảo cành ghép sẽ sống
  • Phương pháp chôn cành, phương pháp gieo hạt đều là những phương pháp lên chậm. Hơn nữa để có được giống mới, cần phải tiến hành tạp giao giống. Cây trồng bằng phương pháp gieo hạt cần phải mất 4 năm mới ra hoa.

Cách chăm sóc hoa đỗ quyên

Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
  • Tỉa cành: Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, khô, hay các cành mọc dày kết hợp với việc cắt tỉa tạo tán để cây sinh trưởng, phát triển theo ý muốn. Thời gian cắt tỉa tạo hình có thể chia ra làm 2 giai đoạn: mùa sinh trưởng và kỳ ngủ nghỉ. Mùa sinh trưởng: ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa,… Kỳ ngủ nghỉ: chủ yếu là cắt cành sâu bệnh và cành yếu. Nên cắt những cành già và ngắn để mọc ra cành mới.
  • Nuôi cây thời kỳ đặt trong nhà: Khi trưng bày trong phòng phải chú ý để nơi có ánh sáng, thoáng gió. Hằng ngày phải chuyển chậu hoa ra ngoài, để qua đêm. Trong kỳ ra hoa phải chú ý không được tưới vào hoa. Thời gian trưng bày trong phòng không được để quá lâu, trong vòng khoảng 1 tháng phải thay đổi đưa chậu ra vườn để chăm sóc.
  • Điều chỉnh thời kỳ ra hoa:
    – Điều kiện ra hoa ( ánh sáng và nhiệt độ): Ban ngày > 27oC, ban đêm > 18oC thì mới ra hoa nhiều. Nụ hoa cũng yêu cầu chiếu sáng từ 5-16h/ngày.
    – Sự phân hoá chồi hoa và hoa nở: Chịu ảnh hưởng của đặc tính từng loài.
    – Phương pháp xử lý để hoa nở sớm: Tăng cường chăm sóc, cho các cành mới mọc nhanh. Đến khi cây hoàn thành việc phân hoá chồi hoa thì bắt đầu ít tưới nước lại, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ, bảo đảm đất trồng ẩm vừa phải…

Tổng hợp những hình ảnh về hoa đỗ quyên

Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 1
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 1
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 2
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 2
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 3
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 3
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 4
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 4
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 5
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 5
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 6
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 6
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 7
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 7
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 8
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 8
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 9
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 9
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 10
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 10
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 11
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 11
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 12
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 12
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 13
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 13
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 14
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 14
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 15
Hình ảnh về hoa đỗ quyên đẹp 15

Trên đây là bài viết của chúng tôi về loài hoa đỗ quyên, loài hoa tượng trưng cho sự may mắn và sung tú, nỗi nhớ quê hương và gia đình. Hi vọng qua bài viết của chúng tôi bạn đã hiểu thêm nhiều điều về loài hoa này. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here