Hành Lá và hành tây thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn ở cả Châu Á và Châu Âu. Phần lá và củ của những loại hành này đều có thể ăn được với hương vị dịu nhẹ, phù hợp với nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, chúng mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, chẳng hạn như chống ung thư, điều trị các chứng cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe não bộ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thêm đến các bạn những thông tin về hành lá, cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính
Hành lá là gì?
Hành lá hay còn được gọi là hành hương, hành hoa hoặc hành ta. Tại một số nước, hành lá có các tên Tiếng Anh khác nhau như Green onion hoặc Welsh onion. Tuy nhiên nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn chúng với những loại hành khác, chẳng hạn như hành tây cho nên những tên gọi này thường ít khi được sử dụng.
Ở một số nơi, người ta còn gọi hành lá với cái tên khác là hành hoa, hành hương hoặc hành ta. Còn tên khoa học của hành lá là Allium fistulosum, một giống cây thuộc họ hành (Alliaceae).
Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa
Riêng một số nước, khi họ sử dụng tiếng Anh để gọi tên hành lá sẽ là Welsh onion, bunching onion hoặc green onion. Tuy nhiên, những cái tên này ít được sử dụng bởi chúng thường gây ra nhầm lẫn với các loại hành khác như hành tây hoặc hẹ tây.
Đặc điểm của hành lá
Trong họ Hành, có nhiều loại hành khác nhau, mỗi loại đều mang đặc trưng riêng biệt. Đối với hành lá, chúng thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, có lá rỗng màu xanh hình trụ, dài từ 30-50 cm. Mỗi gốc hành lá có thể mọc khoảng 6 lá hành, khi đủ thời gian sinh trưởng, chúng sẽ ra hoa màu trắng ở trên đỉnh lá.
Khác với hành tây, hành lá thường không phát triển củ, kích thước của củ hành lá chỉ nhỉnh hơn một chút so với phần thân cây. Trung bình, thời gian sinh trưởng dành cho hành lá là khoảng 60 ngày. Ưu điểm nổi bật của loại hành này là có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, do đó hành lá rất dễ trồng và chăm sóc. Thời điểm lý tưởng để thu hoạch hành lá là khoảng 60 ngày kể từ khi trồng. Lúc này, hành chưa nở hoa trắng, lá có độ tươi nhất định và củ không quá to.
Nơi phân bố, cách thu hái hành lá
Do có khả năng thích nghi tốt, dễ nhân giống nên hành lá mọc ở khắp nơi trên toàn đất nước Việt Nam. Chủ yếu là do hình thức canh trồng chứ không phải mọc hoang. Cách trồng và chăm sóc rất dễ dàng, chỉ cần đảm bảo tưới nước vừa đủ, không để hành bị úng.
Hành lá được trồng ở khắp mọi nơi trên toàn quốc
Thời điểm thu hoạch hành lá là khoảng 50 đến 60 ngày sau khi trồng. Lúc đó củ hành chưa quá to, lá hành vẫn còn tươi tốt, chưa nở hoa.
Phân loại các giống hành lá
Nếu như chúng ta để ý sẽ nhận thấy rõ ràng rằng, hành lá có hai loại gốc thân đỏ và gốc thân màu trắng. Hai loại này chỉ khác nhau về màu sắc. Còn các đặc điểm, tập tính của chúng giống nhau.
Giống hành hương: Có lá nhỏ, mọc thành những bụi nhỏ và mùi thơm đặc trưng. Cứ mỗi 1.000m2 sẽ cho ra khoảng 1 tấn cây hành. Hạn chế của giống hành lá này là dễ nhiễm bệnh lá vàng.
Giống hành trâu: Mọc thành các bụi lớn và có lá to, loại hành này rất được thị trường yêu thích, tiêu thụ với số lượng lớn. Năng suất tương tự với hành hương.
Giống hành đá: Loại này lá và bụi đều ở mức trung bình, dễ trồng, ít nhiễm bệnh.
Thành phần hóa học của hành lá
Hành lá có tính kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ nhờ vào thành phần chính là allicin trong tinh dầu của chúng. Ngoài ra, thành phần hóa học của hành lá còn bao gồm: Đường saccharose, hợp chất diallyldisulfid, đường glucose, các nguồn vitamin quan trọng.
Chúng ta cũng không thể nào phủ nhận đi sự tồn tại của các loại men tiêu hóa như pancreatin, invertin, acid béo, pepsin, hợp chất sulfur, pectin. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra giá trị dinh dưỡng trong hành lá:
Cứ 12g hành lá có tới 20 microgram Vitamin. Bao gồm Vitamin C, Vitamin A và Vitamin K.
Hành lá còn có thành phần các vi lượng chất, Quercetin, Anthocyanin.
Hành lá tồn tại chất kháng sinh như: Acid malic, Allin, Galantin và Allinsufit. Do đó, hành lá cũng có những ứng dụng tốt không thua kém gì một số loại thảo dược khác.
Tác dụng của hành lá đối với con người
Một loại cây với nhiều thành phần hóa học, đặc điểm dược tính rõ ràng như hành lá thì cũng có nhiều công dụng hữu ích. Ngoài dùng để chế biến thức ăn, tăng cường hương vị cho món ăn thêm hấp dẫn. Hành lá còn là người bạn đồng hành ưu việt cho những người mắc bệnh tiểu đường, người có vấn đề về hệ tim mạch, viêm xương khớp, bệnh đau dạ dày, tiêu viêm, ngăn chặn ung thư,…
Công dụng của hành lá trong chế biến thực phẩm
Vị hơi cay nhẹ, hương thơm đặc trưng của hành lá trở thành nguồn cảm hứng cho các đầu bếp khi chế biến món ăn ngon mỗi ngày. Hành lá sử dụng để thêm vào các món ăn như thịt lợn xào, đậu rim mắm hành lá, làm gia vị cho các món canh hầm,…Với hương thơm quyến rũ cùng màu xanh bắt mắt, hành lá càng khiến người ăn cảm thấy ngon miệng, thích thú.
Đậu rim mắm hành lá rất thơm ngon
Đặc biệt, món phở, một món ăn mang tính truyền thống của Việt Nam cũng không thể thiếu đi lớp hành lá tươi rói ở bên trên. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể làm kim chi hành với loại rau xanh này cực kỳ hấp dẫn.
Hành lá có nhiều tác dụng với sức khỏe
Tính cay ấm, vị nóng của hành hành lá giúp tăng cường tiêu hóa, hoạt huyết, sát trùng, tiểu lợi,…Mọi công dụng của loại cây này đối với sức khỏe đều đã được chứng thực từ nghiên cứu khoa học cho tới hiệu quả thực tiễn. Dưới đây là liệt kê một số ứng dụng nổi bật của hành lá trong lĩnh vực sức khỏe con người.
Tác dụng của hành lá trong Đông y
Trong Đông Y, người ta tận dụng tính cay nóng của hành lá để chữa các bệnh cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu. Vị cay nóng làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế đầy hơi, lạnh bụng. Hành lá có khả năng làm cho người bệnh thông khí, toát mồ hôi, lợi tiểu, cầm máu, hoạt huyết , sát trùng hoặc an thai…
Cách sử dụng thường xuyên nhất vẫn là giã nát, đun sôi uống nước hay dùng để rửa các vết thương, viêm da, vết loét. Chính vì thế, hành lá cũng được xem như một loại dược liệu an toàn đối với sức khỏe con người.
Chất Alicine trong hành lá có tác dụng quyết định tới việc diệt khuẩn. Tuy nhiên, hành lá thường được cho vào sau cùng mỗi khi nấu thức ăn. Bởi vì chất Alicine này rất dễ bị mất đi khi chịu tác động của nhiệt độ cao trong thời gian dài. Chúng có hiệu quả cao nếu dùng để đối phó với vi trùng tả, thương hàn, bệnh bạch cầu,…
Trong Dông y và Tây Y, hành lá đều được chứng minh về khả năng chữa bệnh
Các thành phần hóa học như acid malic, alysulfid và phytin đều có tác dụng phòng hoặc chữa bệnh. Thành phần kháng khuẩn Fitoncidi ngăn chặn mọi sự lây nhiễm của vi khuẩn có hại qua đường hô hấp. Do đó, bổ sung hành vào trong các bữa ăn là điều thực sự cần thiết.
Tác dụng làm đẹp từ hành lá
Mặc dù không có chức năng làm đẹp điển hình cho phụ nữ như nha đam, thế nhưng hành lá vẫn có khả năng chăm sóc da, chống, điều trị mụn hiệu quả. Tất cả là nhờ vào tính kháng khuẩn của hành lá. Sử dụng hành lá trộn với 1 thìa mật ong, giã thật nhuyễn rồi lấy phần nước thoa lên vùng da bị mụn,
Thực hiện kiên trì, đều đặn mỗi tuần ít nhất 3 lần. Sau khi thoa hỗn hợp, để yên cho da thẩm thấu khoảng 15 đến 20 phút thì làm sạch lại với nước ấm.
Bên cạnh đó hành lá còn có tác dụng giảm cân, sử dụng hành lá là phương pháp giảm cân tuy hiệu quả nhưng lại không được phổ biến nhiều người biết đến.
Trong Đông y, người ta phân chia hành lá vào nhóm thực vật tính nóng, có chất dược lý vị cay, nồng, thông dương hoạt huyết, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, sát trùng, hòa trung. Với công dụng dược lý như vậy, hành lá được áp dụng để tạo thành một số bài thuốc hữu ích đối với sức khỏe. Có thể kể đến như chống viêm, ngăn ngừa ung thư, hạn chế bệnh tiểu đường, chống viêm xương khớp,…
Đối tượng nào không nên dùng hành lá
hành lá rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng vẫn có một số đối tượng không nên tùy ý sử dụng loại thực phẩm này. Điều đó giúp chúng ta ngăn chặn được một số nguy cơ tiềm ẩn, tác dụng phụ. Các đối tượng đó bao gồm người bị huyết áp cao, dương thịnh, hỏa bốc, phụ nữ có kinh sớm, trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ trong quá trình mang thai.
Những người này muốn sử dụng hành lá thì phải tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ để biết cách ứng dụng cho hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Hành lá là một loại rau phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, khi đã hiểu được thành phần, dược tính của hành lá, chúng ta còn biết thêm nhiều công dụng tuyệt vời. Sử dụng hành lá phải đúng cách, đúng liều lượng mới đạt được kết quả như ý muốn.
Cách trồng và chăm sóc hành lá
Cách trồng hành lá
Bước 1: Tiến hành xới đất cho tơi xốp.
Bước 2: Đổ tro trấu vào bồn trồng và rải đều các vị trí ở bồn. Trải tro trấu một lớp với độ dày khoảng 3cm. Sau đó bỏ lên trên một lớp phân bò đã oai mục. Tiến hành trộn đều phân bò và tro trấu với nhau.
Bước 3: Tưới nước cho đất trong bồn ướt đều. Do đặc điểm của bồn lớn, nên chúng ta có thể sử dụng ô doa để tưới cho nhanh.
Bước 4: Tiến hành trồng hành.
Chúng ta thực hiện giống như trồng trên chậu trồng rau. Khoảng cách giữa các gốc khoảng 7 – 10cm và độ sâu vừa phải.
Bước 5: Chúng ta tiến hành tưới nước sau khi trồng.
Lưu ý: Không nên tưới nước vào vết căt, chỉ tưới nước vào gốc hành giống như phần trên.
Chăm sóc cây hành lá
Các bạn nên trồng hành lá ở nơi có nhiều ánh nắng.
Hành lá là cây rau ưa ẩm nhưng dễ bị úng. Do đó, mỗi lần tưới nên tưới một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây chứ không nên tưới nước quá nhiều.
Đối với cây hành lá được trồng trong bồn rau thì mỗi ngày nên tưới nước 1 lần và lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Đối với cây hành được trồng trong khay trồng rau thông minh, khi nào các bạn thấy lớp đất trên bề mặt hơi khô thì chúng ta mới tưới nước. Khoảng 2 ngày tưới 1 lần. Vì khay trồng rau thông minh sẽ giữ ẩm tốt hơn so với trồng đất.
Sau hai ngày trồng, chúng ta thấy hành đã bắt đầu phát triển và mọc lên cao hơn. Lúc này phần cắt phía bên trên đã khô hoàn toàn, chúng ta có thể tưới nước từ trên xuống dưới bình thường chứ không cần phải tránh chỗ cắt nữa.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hành lá do ttgdtxninhthuan.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ ứng dụng được công dụng của hành lá vào thực tiễn bạn nhé!