Gừng – Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh

0
1145

Gừng được trồng để làm cây gia vị cho các món ăn, làm thuốc trị được nhiều bệnh thường ngày,nôn ói, lạnh bụng, kích thích tiêu hóa chống đầy hơi và hỗ trợ bệnh viêm khớp, dùng làm thảo dược chống nhức đầu chóng mặt. Ngoài ra, gừng còn được trồng chậu làm cây cảnh trong sân vườn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những đặc điểm, sinh học và cách chăm sóc cây gừng bạn nhé!

Đặc điểm của cây gừng

Gừng - Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh 1
Đặc điểm của cây gừng

Gừng là cây thân thảo lớn không có hình dạng nhất định, có thể cao đến 1,5m; đây là cây sống đa niên có thân ngầm dưới đất. Thân rễ thường phân nhánh dài từ 3-7cm, dày 0,5-1,5cm; nhánh xòe ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng. Rễ lấy chất dinh dưỡng từ đất, sử dụng một phần để nuôi cây, còn lại tích trữ dạng phình to ra tạo thành củ. Củ gừng có màu vàng, mặt ngoài củ có màu trắng tro hay màu nâu nhạt, trên thân củ có đốt tròn và vết nhăn dọc rõ rệt. Củ gừng có mùi thơm, vị cay nóng.

Lá gừng mọc so le, không có cuống, lá có dạng hình mác với gân giữa hơi trắng nhạt, khi vò có mùi thơm.

Cây gừng có cán hoa dài khoảng 20cm, mang cụm hoa hình bông gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Tràng hoa màu vàng xanh, có thùy gần bằng nhau, cánh môi của hoa ngắn hơn các thùy của tràng có màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa có màu tím. Sau khi hoa tàn, cây gừng sẽ đậu quả, dạng quả mọng.

Gừng thích hợp đất tơi xốp nhiều mùn và thoát nước tốt; có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng hoặc trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế để trồng cây.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây gừng

Gừng - Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh 2
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây gừng

Gừng là cây ưa sáng, để cây ở nơi có thời gian chiếu sáng từ 5-6 giờ thì cây sinh trưởng tốt và cho củ nhiều; nếu để chậu gừng nơi bóng râm thì củ sẽ nhỏ và ít. Tuy nhiên cây gừng ở ngoài ánh sáng mạnh quá lâu lá sẽ bị nhạt màu.

Trong quá trình sinh trưởng củ gừng có xu hướng nhô lên trên; do đó cần bón một lớp đất lên gốc dày khoảng 3-4cm để tránh làm củ mất nước. Khoảng 7-8 tháng cây gừng sẽ già, lá sẽ héo vàng và rụng đi. Lúc này không cần tưới nước vì củ gừng đã đủ thời gian thu hoạch.

Trồng gừng nên chú ý chế độ dinh dưỡng và phòng tránh các loại bệnh cho cây, tuy nhiên hạn chế sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật. Nên thường xuyên nhổ cỏ dại, bón thêm đất phân trên mặt chậu kịp thời, tưới nước đầy đủ để giúp cây luôn xanh tốt.

Gừng được trồng bằng những đoạn thân rễ nhú mầm. Đây là loài cây có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân.

Tác dụng của gừng trong y học cổ truyền

Trong số những cây thuốc nam, gừng là cây rất đa dụng. Tất cả các bộ phận của cây gừng đều được sử dụng. Lá gừng, có mùi đặc trưng của gừng được dùng làm gia vị rất thơm ngon. Thân Rễ gừng, thường gọi là củ gừng, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm: bánh, mứt, kẹo, gia vị… còn được sử dụng làm thuốc trong YHCT .

Trong YHCT , gừng được sử dụng dưới dạng tươi (sinh khương) và khô (can khương). Thành phần của gừng chủ yếu là tinh dầu, trong đó có các thành phần: β – zingiberen, ar – curcumen, β – farnesen, α – camphen, β – phelandren, eucalyptol, các hợp chất alcol: geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol….

Gừng có khả năng ức chế hoạt tính của histamin và acetylcholin, dẫn đến giảm sự co thắt cơ trơn ruột cô lập (thỏ). Điều đó cho phép ta giải thích tính chất giảm đau vị tràng của gừng. Gừng còn có tác dụng hạ sốt, giảm ho, giảm đau, cường tim, chống nôn, chống viêm, chống loét đường tiêu hóa, kích thích vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa, kích thích tuyến nước bọt, ức chế sự phát triển của nhiều chủng nấm: Epidermophyton floccosum, Microscosumgypseum, Paecilomyces, Trichophyton mentagrophytes.

Theo YHCT , gừng có tác dụng phát tán phong hàn, chỉ nôn, hóa đàm chỉ ho, lợi niệu, giải độc. Dùng trị cảm lạnh, đầy bụng, trướng bụng, gây nôn, mửa, ho, nhiều đờm, giải độc cua cá… Gừng còn là một nguyên liệu quan trọng dùng trong cứu gián tiếp và là phụ liệu trong chế biến nhiều vị thuốc YHCT .

Liều lượng, ngày 4 – 12g (sinh khương), 5 – 9g (can khương), thường phối hợp với các vị thuốc khác, dạng thuốc sắc, hãm, cốm.

Gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.

Tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu.

Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng… cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị, đem lùi: ổi khương…

  • Sinh khương: củ gừng tươi
  • Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là: Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone.
  • Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh.
  • Liều dùng: mỗi lần dùng 4 – 10gr.
  • Can khương: gừng khô
  • Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm.

Có tác dụng làm ấm dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đau bụng, thổ tả, ho do đàm lạnh.

Một số chứng bệnh thường dùng gừng

Gừng - Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh 3
Gừng – Đặc điểm sinh học của Gừng

Trị cảm mạo phong hàn, sốt cao, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi

Có thể dùng 1 củ gừng tươi (10g), thái lát, sắc lấy nước uống; hoặc phối hợp với một số vị thuốc giải biểu khác: tía tô, kinh giới, bạc hà, mỗi vị 12g, bạch chỉ, địa liền, trần bì, mỗi vị 8g, gừng tươi 4g. Sắc uống, ngày một thang. Có thể, lấy 1 củ gừng tươi, giã nát, xào nóng, gói vào miếng vải gạc, đôi khi cùng với tóc rối và rượu rồi chà xát mạnh lên người, trước tiên vùng trán, thái dương, sau gáy, sống lưng, ngực, lòng bàn tay, bàn chân… Cơ thể sẽ dần dần ấm trở lại và giảm nhanh sự đau đớn.

Trị trúng phong cấm khẩu

Dịch cốt gừng tươi 12g, kinh giới 12g (sắc nước riêng, khoảng 12ml), trúc lịch 6ml (lấy cành măng tre hơ nóng, vắt lấy nước), rượu trắng 6ml. Trộn đều 4 thứ dịch trên, rồi cho người bệnh uống.

Trị đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu

Ăn 1 củ gừng nướng; đặc biệt tốt cho phụ nữ sau đẻ bị cảm lạnh, khí huyết ngưng trệ, dẫn đến đau bụng, chân tay lạnh, mặt nặng.

Trị ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản

Phối hợp sinh khương với cam thảo, bách bộ, mạch môn, đồng lượng, sắc uống, ngày một thang; hoặc sinh khương 10g, giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 5 ml mật ong, uống.

Trị phù thũng, tiểu tiện bí, dắt

Phối hợp với tang bạch bì, trần bì, phục linh, đại phúc bì, đồng lượng 12g, sắc uống ngày một thang, cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Ngoài sinh khương, can khương có thể sử dụng trong một số trường hợp sau:

Trị trúng hàn

Tức hàn nhập vào phần lý, nhập sâu vào phần dinh, phần huyết, vào tạng phủ, biểu hiện dương khí thoát, người lạnh toát, chân tay co quắp, đờm vít tắc cổ họng, nặng thì không nói được, phối hợp can khương 5g, phụ tử (chế) 10g, cam thảo 12g, sắc uống, ngày một thang.

Trị trúng hàn dẫn đến vừa thổ, vừa tả

Gừng nướng khô, tán bột, mỗi lần 8 -10g quấy đều vào cháo nóng ăn.

Trị chứng cơ thể lạnh mà có xuất huyết

Băng huyết, đại tiện ra huyết… Có thể dùng thán khương (sao cháy), ngải diệp, đồng lượng 10 – 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Tác dụng khác của gừng

Gừng - Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh 4
Gừng – Đặc điểm sinh học của Gừng

– Gừng tươi được sử dụng như một gia vị trong bữa ăn hàng ngày, dùng để chế biến các sản phẩm gừng mặn, mứt gừng và chè gừng.

– Gừng khô dùng để chế biến gia vị (bột Cary), dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và trong kỹ nghệ pha chế đồ uống.

– Tinh dầu gừng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ uống, thường cho vào nhựa dầu gừng để giảm độ cay của nhựa dầu.

– Nhựa dầu được dùng làm chất thơm và cay trong kỹ nghệ thực phẩm, pha chế đồ uống.

Những điều cấm kỵ khi sử dụng gừng

Lạnh và gió lạnh không nên dùng gừng

Từ góc độ điều trị, nước đường gừng nâu chỉ thích hợp cho cảm lạnh hoặc phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi đi mưa. Không sử dụng gừng để chữa người bị say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng và các loại nôn khác cũng không phù hợp để sử dụng.

Gừng - Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh 5
Những điều cấm kỵ khi sử dụng gừng

Đừng ăn gừng vào ban đêm

ừng có thể tăng cường và tăng tốc lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa và có tác dụng kháng khuẩn. Ăn một chút gừng vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nhưng vì gừng có tính nóng nên ăn vào ban đêm, sẽ khiến bạn khó chịu và gây thương tích về thể chất, do đó gừng không phù hợp để ăn vào buổi tối và đêm.

Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn; gừng tươi cũng có tác dụng giảm đau đối với những người bị đau dạ dày, nếu viêm dạ dày hay ruột non sinh ra một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, thiếu axit, cảm giác đói bụng thì lấy 50gr gừng tươi đun nước uống sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trên. Gừng tươi còn có thể có tác dụng của các chất kháng khuẩn, đặc biệt có hiệu quả rõ rệt đối với khuẩn Salmonella.

Gừng - Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh 6
Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.

Đừng gọt vỏ

Một số người ăn gừng thường gọt vỏ. Làm như vậy sẽ không phát huy hết tác dụng của gừng. Gừng tươi có thể được cắt nhỏ và cắt lát ra sử dụng sau khi rửa sạch.

Gừng mọc mầm không nên ăn

Gừng - Loại gia vị đặc trưng có tác dụng chữa bệnh 7
Gừng mọc mầm không nên ăn

Gừng mọc mầm không còn ăn được, nên đừng vì lãng phí mà giữ lại ăn. Điều này sẽ gây hại cho cơ thể nhiều hơn giá trị mà gừng mang lại. Để nảy mầm, nó sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng ban đầu được lưu trữ trong gừng, và đôi khi một số củ gừng nảy mầm sẽ tự thối. Giá trị dinh dưỡng của gừng khi nảy mầm đã giảm đi rất nhiều và gừng thối cũng có thể chứa nhiều chất có hại khác nhau. Hay gừng thối không nên ăn vì gừng thối tạo ra độc tố, có thể dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản trong trường hợp nặng. Do đó, bạn không được ăn gừng thối vì tiếc của, điều này rất nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc gừng do ttgdtxninhthuan.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ ứng dụng được công dụng của gừng vào thực tiễn bạn nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here