Cây Vạn Niên Thanh – Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh

0
2265

Cây Vạn Niên Thanh là cây cảnh được yêu thích nhờ khả năng lọc không khí tốt và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Bên cạnh đó cây còn có nhiều lợi ích khác như dùng làm cây thuốc, cây phong thủy cho gia đình. Cùng khám phá những điều thú vị về cây Vạn Niên Thanh trong bài viết này nhé!

Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh - Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh 1
Cây Vạn Niên Thanh – Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena. Cây thường bị nhầm lẫn với cây Trầu Bà (cây Vạn Niên Thanh leo).

Vậy đặc điểm nào nhận dạng tránh bị nhầm lẫn chúng với cây Trầu Bà cũng như nhiều loại cây cảnh khác?

Vạn Niên Thanh thuộc loại cây thân thảo, có rễ chùm ngắn, mập. Lá cây đặc biệt với màu trắng gần gân lá nổi bật trên nền xanh của lá. Lá mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây.

Cây sống lâu năm thân khá cúng và xuất hiện nhiều vòng. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm. Cây để bàn có chiều cao khoảng 15-35 cm.

Nhiều người thắc mắc rằng liệu cây Vạn Niên Thanh có ra hoa không? Câu trả lời là có. Hoa Vạn Niên Thanh mọc đơn có màu trắng và thường xuất hiện khi thời tiết mát mẻ.

Cây vạn niên thanh có độc không?

Cây Vạn Niên Thanh - Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh 2
Cây Vạn Niên Thanh – Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh

Nhiều người băn khoăn không biết cây vạn niên thanh có độc không, hay cây có thể gây chết người không. Cũng giống như cây phát tài, vạn niên thanh chứa một số độc tố gây hại với con người nếu ăn, nuốt phải. Nếu chẳng may nhai phải sẽ dẫn đến một số triệu chứng như nóng rát họng, tê môi, buồn nôn, tiêu chảy,… Do đó nếu nhà có con trẻ bạn cần chú ý nơi đặt cây, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Nhựa vạn niên thanh dính vào da dẻ cũng gây ngứa, nặng hơn là đau rát. Bạn có thể rửa sạch bằng nước ấm, nước muối loãng, hoặc dùng máy sấy hơ vùng da dính phải.

Có tin đồn cho rằng vạn niên thanh có thể gây chết người nhưng sự thật thì không phải như vậy, điều này không có cơ sở. Ông Nguyễn Nguyên Cương – Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường trong một bài phỏng vấn đã xác nhận rằng calcium oxalate là chất chính trong cây gây ra, phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. Mức độ chỉ ở mức vừa phải, nếu không may ăn phải chỉ có triệu chứng nhẹ chứ không thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên nếu trồng cây này trong nhà bạn cần chú ý không để trẻ hay bản thân ăn phải.

Ý nghĩa cây vạn niên thanh

Cây Vạn Niên Thanh - Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh 3
Cây Vạn Niên Thanh – Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh

Theo quan niệm phương Đông, cây có thể sống đến 100 năm nên cây được xem là biểu tượng cho sự cát tường, trường tồn, bền vững. Chính vì thế, cây thường được chọn làm quà tân gia hoặc trưng bày trong nhà mỗi dịp Tết đến xuân về cầu mong gia chủ luôn sung túc, may mắn, thịnh vượng.

Trong phong thủy cây này có tác dụng kích hoạt trường khí, có thể hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy kích hoạt sao Tứ Lục. Sao Tứ Lục là sao Văn Khúc. Nếu vượng thì tài văn chương lừng danh, khoa cử đỗ đạt, con gái dung mạo đoan trang và lấy được con nhà quyền quý

Nếu đặt cây ở phòng khách hoặc bàn làm việc, nó sẽ là cây cảnh phong thủy giúp hút tài vận. Đồng thời, nó còn giúp mang lại sự bền vững, chắc chắn trong sự nghiệp của gia chủ. Với những ai khởi nghiệp, hoặc mong muốn sự nghiệp vững chắc thì nên mua cây về trồng.

Hoa của loại cây cảnh nội thất này nằm trong họ hoa loa kèn thân dạng rễ, lá mọc từ gốc, thời gian nở hoa là trung tầm từ tháng 4 tới tháng 5. Hoa có dạng nhỏ mọc dày lại với nhau, bông mọc đến đỉnh, màu sắc hoa thường là một màu trắng nhưng cũng có khi là màu trắng xanh, trái hình cầu cũng màu xanh khi chín thì chuyển sang màu đỏ và có nhiều biến loài.

Trong phong thủy người ta tin rằng cây Vạn Niên Thanh ra hoa là điềm báo của sự tốt lành và may mắn, báo hiệu tương lai không xa tiền tài sẽ gõ cửa bạn bất cứ lúc nào.

Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì, mệnh nào?

Người tuổi Thìn sở hữu cây Vạn Niên Thanh được ví như rồng gặp mây. Tại sao lại nói như vậy? Vạn Niên Thanh có thể hóa giải những sát khí mang đến sự may mắn, sung túc và cát tường cho người tuổi Thìn. Sức sống mãnh liệt của cây còn tượng trưng cho ý chí không ngừng vươn lên của người tuổi Thìn. Nên đặt 1 chậu Vạn Niên Thanh ở hướng Đông Nam trong nhà hoặc trên bàn làm việc để đem lại thuận lợi, may mắn và cát tường.

Theo các nhà phong thủy, cây Vạn Niên Thanh hợp với hầu hết các mệnh trong ngũ hành tương sinh. Cây có màu đặc trưng là trắng và xanh lá cây nên đặc biệt là người mệnh Kim và mệnh Thủy. Những người tuổi này trồng chúng sẽ gặp nhiều điềm lành, tránh điềm dữ. Con đường công danh sự nghiệp cũng ngày càng đi lên.

Vị trí đặt vạn niên thanh thích hợp:

Cây Vạn Niên Thanh - Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh 4
Cây Vạn Niên Thanh – Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh

Ưa bóng râm nên hay trồng trong nhà và trong văn phòng.

Cây vạn niên thanh thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử, nên đặt cây bên cạnh cửa sổ gần bàn học hoặc bên cạnh phòng đọc sách, phòng khách hoặc văn phòng làm việc.

Lưu ý: Do cây thường được trưng bài tại bàn làm việc mà nhiều người lo lắng liệu tiếp xúc nhiều, cây vạn niên thanh có độc không? Thật chất, cây có độc tố. Đó chính là nhựa của cây. Nhưng phần độc này chỉ có khả năng phòng vệ với những loài côn trùng tấn công cây mà thôi.

Nếu bạn yêu thích cây, thì có thể an tâm sở hữu cây nhé! Và để chọn được cho mình 1 cây Vạn Niên Thanh khỏe mạnh cùng với mức giá “dễ thương” thì hãy đến ngay Vườn Cây Việt. Nơi đây sẽ có đủ loại kích thước cây Vạn Niên Thanh mà bạn có thể lựa chọn đấy.

Chăm sóc cây Vạn Niên Thanh trồng đất

Vạn Niên Thanh cũng tương tự những cây họ ráy khác. Khi chăm sóc cần lưu ý đến một số yếu tố như lượng nước tưới, phân bón, ánh sáng.

Cách tưới nước: Một tuần chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần. Với những cây lớn nên tưới 500-800 ml nước một lần. Với những cây để bàn chỉ cần khoảng 200 ml nước. Với những cây cảnh sống trong môi trường máy lạnh. Chỉ nên tưới cho cây mỗi tuần 1 lần.

Ánh sáng: Vạn Niên Thanh là cây ưa bóng vì vậy nên đặt cây ở những nơi mát mẻ thoáng đãng. Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng vừa phải như phòng khách, hành lang, cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào,… Nếu cây sống trong phòng máy lạnh có ánh sáng đèn huỳnh quang thì một tuần nên mang cây ra phơi nắng 1 lần để cây tươi xanh hơn.

Đất trồng: Nên trồng cây trong đất tơi xốp. Khoảng 2 năm nên thay đất một lần để bổ sung dinh dưỡng mới cho cây.

Một bí quyết nhỏ giúp cây phát triển tốt và đẹp mắt hơn là hãy thường xuyên lau lá cây nhé! Điều này còn giúp cho cây quang hợp tốt hơn.

Chăm sóc cây Vạn Niên Thanh thủy sinh

Cây Vạn Niên Thanh - Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh 5
Cây Vạn Niên Thanh – Đặc điểm sinh học của Cây Vạn Niên Thanh

Với những bạn đam mê trồng cây thủy sinh thì Vạn Niên Thanh là cây bạn không nên bỏ lỡ. Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh trồng nước khá đơn giản. Về ánh sáng cây thủy sinh cũng tương tự như cây trồng đất. Tuy nhiên với cây thủy sinh bạn không cần phải tưới nước thường xuyên mà chỉ cần bổ sung nước cho cây 2 tuần/lần. Bạn nên thay nước cho cây hàng tháng để cây phát triển tốt hơn nhé!

Vậy trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những gì thắc mắc về cây Vạn Niên Thanh. Hy vọng bài viết có giá trị đối với bạn. Nếu bài viết còn gì thiếu xót và không chính xác hãy để lại comment giúp ttgdtxninhthuan.edu.vn hoàn thiện hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian ghé thăm blog của chúng tôi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here