Cây Ngũ Gia Bì là cây thuốc nam quý, cây cao 2-8 m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6-8 lá chét hình trứng. Cụm hoa mọc thành chùm tán, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím đen, trong có 6-8 hạt. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến cây ngủ gia bì. Mời bạn tham khảo!
Nội dung chính
Mô tả cây ngũ gia bì
Cây bụi nhỡ, cao khoảng 1–7m, mọc dựa. Cành vươn dài có gai.
Lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 3–5 lá chét (thường là 3), hình bầu dục hoặc thuôn, gốc tròn, đầu nhọn. Hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mép có khía răng to, gân lá có gai.
Cụm hoa mọc ở đầu cành, cuống dài 3–4cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, cánh hoa hình tam giác. Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đen, bên trong chứa 2 hạt.
Toàn cây có tinh dầu thơm.
Mùa hoa vào tháng 9–11, mùa quả ở tháng 12–1.
Thành phần hóa học
Lá và cành dược liệu này có chứa tinh dầu gồm hơn 60 thành phần. Trong đó, các chất chính là α-pinen, sabinen, terpinen-4-ol, ꞵ-pinen và p. cymen.
Ngoài ra, trong vỏ rễ, vỏ thân và lá còn phát hiện nhiều hợp chất khác như 3α, 11α-dihydroxy-23-oxylup-20(29)-en-28-oic, nevadensin, taraxerol…
xylup-20(29)-en-28-oic, nevadensin, taraxerol…
Tác dụng, công dụng
Thử nghiệm trên chuột cho thấy ngũ gia bì có tác dụng kích thích tâm thần nhưng không làm thay đổi hoạt tính enzyme monoamin oxydase ở não và gan. Nước sắc và dịch chiết cồn từ vỏ cây có tác dụng làm tăng hoạt động tự nhiên của động vật được thí nghiệm.
Ngoài ra, dược liệu này còn tăng cường tác dụng gây co giật của strychnin và pentetrazol.
Đây là vị thuốc có vị đắng, cay, tính mát, quy vào 3 kinh can, phế, thận. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc.
Theo kinh nghiệm dân gian, loài cây này được xem là một vị thuốc bổ làm mạnh gân xương, chữa thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ em chậm biết đi.
Ở Trung Quốc, ngũ gia bì gai còn được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho đờm có máu, hoàng đản, bạch đới, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt.
Cây Ngũ Gia Bì làm đẹp không gian sống
Tác dụng đầu tiên của Cây Ngũ Gia Bì phải kể đến đó là tác dụng làm đẹp không gian sống. Cây Ngũ Gia Bì cũng như nhiều loại cây cảnh khác, trồng trong nhà hay trong văn phòng, trên bàn làm việc với mục đích thay đổi không gian, mang đến không gian sống hài hòa với thiên nhiên.
Nhiều người trồng cây Ngũ Gia Bì trong nhà với mong muốn cải thiện không mang, mang đến môi trường mới cho ngôi nhà của mình.
Bạn đặt một chậu cây Ngũ Gia Bì trên bàn làm việc sẽ thấy đẹp mặt hơn phải không. Đặt một chậu cây Ngũ Gia Bì trong nhà, bên cửa sổ hoặc ở ban công sẽ thấy ngôi nhà ấm áp, thoải mái và thư thái hơn nhiều khi có cây xanh.
Vì vậy nếu bạn muốn thay đổi không gian nhàm chán của gia đình mình, tốt nhất nên trồng cây xanh trong đó có Cây Ngũ Gia Bì nhé.
Một số bài thuốc từ vị thuốc ngũ gia bì
Dược liệu ngũ gia bì được dùng để chữa chứng suy nhược, đau nhức xương khớp, yếu sinh lý,…
Bài thuốc trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp
Chuẩn bị: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30 độ 1 lít.
Thực hiện: Đem dược liệu ngâm rượu trong khoảng 10 ngày. Sau đó có thể dùng 30ml/ ngày, nên dùng trước khi ăn tối.
Bài thuốc trị huyết áp thấp
Chuẩn bị: Ngũ gia bì tán bột.
Thực hiện: Đem làm thành viên, mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 3 lần. Một liệu trình kéo dài khoảng 20 ngày.
Bài thuốc trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi
Chuẩn bị: Địa cốt bì 40g, ngũ gia bì 40g và 1 con gà
Thực hiện: Đem các vị thuốc tán nhuyễn, sau đó giã nát thịt gà, trộn đều với bột thuốc. Dùng đắp bên ngoài vùng xương bị gãy, lấy vải quấn lại trong 1 tuần.
Bài thuốc trị thấp khớp
Chuẩn bị: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.
Bài thuốc trị suy nhược cơ thể ở nữ giới
Chuẩn bị: Mẫu đơn bì, ngũ gia bì, đương quy và xích thược mỗi thứ 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm
Chuẩn bị: Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g.
Thực hiện: Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới
Chuẩn bị: Cam thảo 10g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 12g, thục địa 12g, phá cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, phòng sâm 16g, hạt sen 12g, nhục thung dung 10g, tần giao 10g, thỏ ty tử 16g.
Thực hiện: Đem sắc với 1.8l nước, còn lại khoảng 400ml. Bỏ bã và chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
Bài thuốc chữa phù thận
Chuẩn bị: Ngải diệp, bạch truật, hương nhu trắng, ngũ gia bì và bông mã đề mỗi thứ 16g, cẩu tích 12g, đinh lăng 20g, bào khương và nhục quế mỗi thứ 10g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Sử dụng thuốc liên tục trong một tuần.
Bài thuốc chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn
Chuẩn bị: Liên nhục, khởi tử, thục địa và cẩu tích mỗi thứ 12g, ngũ gia bì, đương quy, hắc táo nhân và tục đoạn mỗi thứ 16g, quế chi, xuyên khung mỗi thứ 10g, cam thảo 11g.
Thực hiện: Ngâm các vị trong bình sành với nước trong khoảng 15 ngày. Mỗi lần dùng 20ml trước bữa ăn, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp
Chuẩn bị: Kinh giới, thổ phục linh, ngũ gia bì, tang ký sinh và rễ cỏ xước mỗi thứ 16g, quế chi, phòng phong và cố chỉ mỗi thứ 10g, tế tân 6g.
Thực hiện: Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị
Chuẩn bị: Trần bì 10g, ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, quế chi 6g, bạch linh 10g, đinh lăng 16g, bạch truật 12 và xa tiền tử 10g.
Thực hiện: Đem các vị sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược
Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, ngũ gia bì 16g, cao lương khương 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, biển đậu 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, táo tàu 5 quả, sinh khương 6g.
Thực hiện: Đem sắc với 400ml nước, bỏ bã và chia thành 2 lần uống.
Bài thuốc trị dày da bụng do thấp tỳ
Chuẩn bị: Hoài sơn, ngấy hương, bạch truật, ngũ gia bì, ngải diệp, đinh lăng và lá đắng mỗi thứ 16g, trần bì 10g.
Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa chứng thống phong (gout) khiến toàn thân mệt mỏi, sưng đau khớp đột ngột và khó đi lại
Chuẩn bị: Xương bồ, ngũ gia bì, trinh nữ, kinh giới, cà gai leo, đơn hoa, cát căn, bồ công anh, đinh lăng mỗi thứ 16g, rễ cỏ xước 20g, tất bát 12g, quế chi 10g.
Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị sản phụ phù nề sau khi sinh
Chuẩn bị: Trần bì, xa tiền tử, hồng hoa, quế chi mỗi thứ 10g, ngũ gia bì, ích mẫu và đan sâm mỗi thứ 16g, tô mộc 20g, đinh lăng 20g, uất kim và bạch truật mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem sắc với 1.8l nước, còn lại 400ml, chia thành 2 lần dùng.
Bài thuốc trị thận khí hưu hàn gây tiểu ít, tiểu són, lưng gối đau và lạnh âm đạo
Chuẩn bị: Xà sàng tử, can khương, đỗ trọng, thục địa, hoàng đơn, thiên môn, ngũ gia bì mỗi thứ 120g, địa cốt bì 80g và chung nhũ 160g, rượu 750ml, đường 960g.
Thực hiện: Đem các thảo dược ngâm với rượu trong 2 đêm, sau đó thêm đường vào. Mỗi lần uống khoảng 40ml, ngày dùng 2 – 3 lần.
Cách trồng cây ngũ gia bì
Không ít người vẫn thắc mắc cây ngũ gia bì có trồng trong nhà được không hay phải trồng ngoài trời? Cây ngũ gia bì là loại cây dễ chăm sóc, luôn tươi tốt quanh năm.
Thuộc loại cây ưa sáng nên ngũ gia bì có thể chịu được ánh nắng trực tiếp, tuy nhiên cây vẫn sống tốt trong điều kiện ít ánh sáng nên việc lựa chọn cách trồng cây ngũ gia bì trong nhà hay ngoài trời đều phù hợp.
Cây ngũ gia bì có thể dễ dàng trồng và nhân giống bằng cách giâm cành. Sau khi trồng khoảng nửa tháng, cây đã có thể ra rễ và nảy mầm. Sau đó, ta ngâm phần gốc của cành giâm vào trong nước có pha thêm chất kích mọc rễ.
Ngũ gia bì có thể sống ở đất vườn bình thường, nhưng để tạo cho cây điều kiện sống hoàn hảo hơn; có thể trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo độ thông thoát cho đất.
Những điều cần kiêng kỵ khi dùng bài thuốc từ ngũ gia bì
Không dùng ngũ gia bì cho người âm hư hỏa vượng. Một số bài thuốc từ ngũ gia bì chứa các dược liệu phối hợp có tính nóng (can khương) có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Vì vậy cần cẩn trọng trước khi áp dụng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dược liệu ngũ gia bì. Nên chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Tình trạng sử dụng tùy tiện các bài thuốc từ dược liệu ngũ gia bì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Để hạn chế rủi ro khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cách chăm sóc cây ngũ gia bì
Để chăm sóc cho cây ngũ gia bì phát triển tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Về cách tưới nước: Trong trường hợp trồng cây ngoài trời, ta duy trì tưới mỗi ngày 1 lần, trong trường hợp cây trồng trong nhà, có thể tuần tưới 2 lần là đủ và lưu ý giữ độ ẩm ở mức ¾ đất. Tránh để đất ẩm lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây thối cây.
Ánh sáng: Như đã nói ở trên, ngũ gia bì là loại cây ưa sáng nên nếu trồng cây trong nhà, ta nên thỉnh thoảng mang cây ra ngoài nắng để cây phát triển tốt. Sẽ tốt hơn nếu đặt cây ở nơi thoáng đãng, mát mẻ, có ánh sáng như phòng khách, bàn làm việc, cạnh cửa sổ, cửa ra vào… giúp quá trình quang hợp của cây diễn ra ổn định.
Đất trồng: Ngũ gia bì dễ dàng sống tại môi trường đất vườn thông thường. Tuy nhiên nếu muốn tạo điều kiện tốt hơn cho cây, có thể trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo độ thông thoát cho đất.
Vị trí đặt cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì đẹp, tươi tốt quanh năm nên rất phù hợp để làm cảnh đặt ở các vị trí dễ thấy như phòng khách, phòng làm việc để dễ dàng thưởng thức và điều hòa không khí.
Ta nên lưu ý lựa chọn những vị trí phối màu hợp lý với cây cảnh ngũ gia bì để có màu sắc hòa hợp cho cả căn phòng.
Cũng như những loại cây khác, ngũ gia bì thực hiện hấp thụ oxy vào ban đêm nên cần tránh đặt cây trong phòng ngủ để đảm bảo dưỡng khí trong phòng.
Đồng thời nên đặt cây tại các vị trí sạch sẽ, thoáng đãng để việc trao đổi khí của cây diễn ra tốt. Bên cạnh đó cây ngũ gia bì trị muỗi nên có thể lựa chọn để cây gần lối đi hoặc các góc tường.
Việc lựa chọn hướng đặt cây ngũ gia bì cũng cần lưu ý một số chi tiết liên quan đến phong thủy.
Cây ngũ gia bì hợp với người mệnh mộc nên sẽ tốt hơn nếu được đặt tại phía đông hoặc đông nam.
Ý nghĩa của cây ngũ gia bì và cây ngũ gia bì hợp tuổi nào?
Ngoài những công dụng tuyệt vời ở trên, ý nghĩa cây ngũ gia bì trong phong thủy còn không nhỏ. Ngũ gia bì tươi tốt quanh năm nên việc trồng trong nhà sẽ tạo cảm giác tươi tắn, thoải mái trong gia đình khắp bốn mùa.
Cây ngũ gia bì phong thủy có ý nghĩa tượng trưng cho sự hòa hợp, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Đồng thời, đây còn là loại cây giúp gia chủ phát triển vững mạnh trong công việc, ổn định tiền tài, là biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng mà bất kì nay cũng muốn sở hữu.
Vậy trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những gì thắc mắc về Cây Ngũ Gia Bì. Hy vọng bài viết có giá trị đối với bạn. Nếu bài viết còn gì thiếu xót và không chính xác hãy để lại comment giúp ttgdtxninhthuan.edu.vn hoàn thiện hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian ghé thăm blog của chúng tôi.