Cây Cau Cảnh từ xưa vốn là loại cây trang trí và phong thủy được ưa chuộng. Hiện nay loại cây này cũng đang được nhiều người tìm mua và trồng làm cảnh trong nhà. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại cây cau cảnh cũng như cách trồng và kỹ thuật chăm sóc từng loại cau qua bài biết dưới đây.
Nội dung chính
Đặc điểm của cây Cau cảnh
Cây Cau cảnh hay còn gọi là cây Cau vàng, Cau kiểng vàng. Một số nơi cho rằng Cau cảnh chính là Cau Nhật vì xuất xứ từ Nhật Bản. Danh pháp khoa học của cây là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Arecaceae (Cau cảnh).
Cau cảnh có chiều cao trung bình khoảng từ 70 cm đến 2 m. Cây mọc thành bụi, thân vươn thẳng, lớn ở gốc và nhỏ dần lên ngọn, màu xanh ngả vàng. Các tàu lá mọc thẳng từ gốc, đối xứng nhau, tỏa đều và xanh mướt. Ở giữa lá có gân cứng màu vàng.
Ta vẫn thường nghe câu hát “Hoa cau rụng trắng sân nhà em, Mà hương cau ngan ngát quanh vườn trầu”. Tuy nhiên, đó là cây Cau thường, hoa trắng quả xanh và lớn. Cây Cau cảnh khó ra hoa hơn Cau thường, một năm nở được 1-2 lần. Hoa có mùi thơm ngát, từng chùm vàng. Quả Cau cảnh khá nhỏ, tròn, màu vàng hoặc đỏ.
Các loại cây cau cảnh
Cây cau ta
Cây cau ta có tên khoa học là Areca catechu. Ở một số nơi cây cũng được gọi là cau ăn trầu hay cây cau ăn quả. Có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, cây cau ta đã được trồng tại Việt Nam từ rất lâu.
Cây cau ta thuộc loại cây thân cột, cao lên tới 15m khi trưởng thành. Các lá đơn dài, có xẻ thùy như lông chim. Cây cho ra hoa màu trắng, mùi thơm ngát. Quả cau hình tròn, màu xanh lúc còn non và ngả vàng khi chín.Cây cau ta
Người Việt thường trồng cây cau ta như một loại cây bóng mát và lấy quả. Cây có dáng thẳng, đẹp nên được trồng nhiều tại sân vườn để trang trí và lấy bóng mát.
Cây cau đỏ
Tên khoa học của cây cau đỏ là Cyrtostachys renda. Cây cau đỏ thuộc cây thân gỗ mọc thành bụi, phân đốt dài và mọc thẳng. Thân cây có màu đỏ đặc trưng nhìn rất bắt mắt. Lá cây cau đỏ mọc thành tàu lớn đối xứng, hình mũi mác dài. Cây cau đỏ trong tự nhiên có thể cao tới 10m.cây cau đỏ
Cây cau đỏ là loại thực vật ưa sáng và có tốc độ phát triển nhanh. Vì vậy cây thích hợp được trồng ngoài trời để làm đẹp cảnh quan. Nếu muốn trồng cây trong nhà, nên chọn những vị trí có nhiều ánh sáng như cạnh cửa sổ và ban công.
Cây cau đuôi chồn
So với đa số các loại cây cau còn lại thì cây cau đuôi chồn có hình dạng khá đặc biệt. Lá cau đuôi chồn nhỏ dài và có màu xanh. Các lá xếp vòng quanh cành dày đặc và tủa ra xung quanh nhìn rất giống đuổi con chồn. Thân cây gỗ thẳng đứng, có hình trụ và màu xám. Các cành lá của cây cau đuôi chồn tập trung hết ở phần ngọn cây nhìn có tính thẩm mỹ cao.Cây cau đuôi chồn
Với vẻ đẹp đặc biệt, cây cau đuôi chồn thường được trồng làm cảnh, trang trí trong các gia đình, công viên và đường phố.
Ý nghĩa của cây cau cảnh và tục ăn trầu cau
Theo quan niệm dân gian, cây cau cảnh trong phong thủy là loài cây đại diện cho sự bình yên và những điều tốt đẹp. Thân cây thẳng đứng với các tán lá rộng tập chung ở phần đỉnh nhìn từ xa như một chiếc ô tự nhiên. Vì thế nhiều người quan niệm trồng cây trong nhà có thể bảo vệ và che chắn cho các thành viên trong gia đình khỏi những điều xấu xa và vận rủi. Thân cau mọc thẳng tắp mang ý nghĩa như cây cột chống đỡ khí vận cho gia chủ.
Cây cau là một trong hai đại diện cho phong tục cưới hỏi không thể thiếu cùng với cây trầu, lá trầu.
Hình ảnh “hoa cau vườn trầu” đã trở thành một phần trong văn hóa người Việt. Những bông hoa cau trắng muốt với hương thơm ngát mang đến điềm may và sự thanh khiết cho không gian quanh nhà. Trồng cây cau cảnh giúp gia tăng vượng khí và nâng cao phong thủy cho ngôi nhà.
Trong văn hóa Việt Nam, cây cau đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu, đặc biệt với các tỉnh miền bắc. Tục lệ ăn trầu cau có từ rất lâu đời và là một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt.
Những điều thú vị về cây cau cảnh
Ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác, cây cau cảnh thường được lựa chọn trồng trước cửa nhà. Nó vừa đem lại nhiều lợi ích cho gia chủ, lại vừa tạo nên vẻ đẹp mỹ quan cho không gian sân vườn.
Cây cau cảnh có lá dài, mềm, cuống tròn, phiến lá rất mỏng. Phần thân và gốc có màu hơi ngả vàng, nhiều đốt ngắn. Cau cảnh rất ít khi ra hoa, mỗi năm sẽ cho hoa khoảng 1-2 lần với mùi hương ngan ngát thoảng khắp nhà rất dễ chịu.
Loại cây này còn được trồng rất nhiều tại văn phòng, cửa hàng, đại sảnh khách sạn bởi nó có thể hấp thụ khí độc, giúp điều hòa không khí và cấp ẩm rất tốt. Cây cau cảnh còn giúp bảo vệ sức khỏe và bảo vệ mắt của con người, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính vì nó có khả năng hút các tia bức xạ rất tốt.
Những điều cấm kỵ khi trồng cây cảnh phong thủy trước nhà
Không nên trồng những cây cổ thụ, hay cây to trước nhà. Vì cây sẽ chắn nắng, gây thiếu sáng cho căn nhà.Theo phong thủy thì đây là tình trạng dương suy, không tốt.
Cây trồng trước nhà cần được chăm sóc chu đáo. Cây xanh thì khí vượng, cây hao thì vận suy
Nên tránh trồng những loại cây sau: cây hạnh đào, cây thùy dương, cây phượng, cây dâu, cây liễu, cây đa
Các cụ ta có câu: “trước cau, sau chuối”. Cây cau cảnh phù hợp để trồng trước nhà, vì đây là loài cây thân thẳng, tán ở trên cao, không che mất ánh sáng, không làm mất sự thoáng mát cho căn nhà. Cau cảnh cũng ít khi rụng lá làm hỏng cảnh quan mặt tiền của căn nhà. Quan trọng nhất là, cây cau cảnh còn làm thịnh dương, suy âm, mang lại may mắn cho gia chủ.
Cách trồng cây cau cảnh
Cau cảnh có sức sống bền bỉ, dễ thích nghi với nhiều loại đất trồng và môi trường nên dễ dàng chăm sóc. Có 2 cách để trồng cau cảnh. Đó là nhân giống bằng hạt hoặc có thể trồng từ cây con. Tuy nhiên, đa số mọi người đều lựa chọn cách trồng từ cây con bởi nhân giống bằng hạt tốn rất nhiều thời gian để cây lớn.
Nhiệt độ trồng cây cau cảnh
Cây cau cảnh thuộc loại cây ưa mát, chịu nóng và lạnh giá kém. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng tốt nhất là khoảng từ 18 – 23 độ C. Nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá cũng đều không tốt cho cây. Nếu để trong môi trường vượt ngưỡng 10 – 35 độ C, cây sẽ phát triển chậm và chết dần.
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Cây cau cảnh ưa đất thịt, đất mùn và đất phù sa. Đất trồng phải có độ tơi xốp tốt và dễ thoát nước. Nếu bạn mua cây cảnh ngoài cửa hàng về để trang trí thì nên thay đất ngay sau đó, khoảng 6 tháng sau thay lại lần nữa và bón thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK để cây phát triển tốt hơn.
Nhưng lưu ý khi trồng cây cau cảnh
Bạn cần theo dõi thường xuyên bởi các loài sâu bọ, nấm, mốc thường rất hay trú ngụ trên cây. Nếu xuất hiện tình trạng sâu bệnh thì cần phải loại bỏ triệt để kịp thời. Cây có lá vàng úa thì cần cắt bỏ ngay lập tức.
Cách chăm sóc cây cau cảnh
Khi tưới cần chú ý liều lượng nước. Bạn chỉ cần cung cấp khoảng 300-800ml nước trong 3 lần tưới/tuần. Thi thoảng, có thể phun sương để làm sạch cây, giúp cây thanh lọc không khí tốt hơn.
Do cây ưa mát nên không trồng ở những nơi quá râm hoặc nắng quá gắt. Cây chỉ cần đủ ánh sáng dịu nhẹ để quang hợp, như vậy lá cũng sẽ xanh mướt và đầy sức sống hơn.
Nếu bạn muốn có một cây cau cảnh tán lá dày, xanh mơn mởn thì hàng tháng nên bón các loại phân vi sinh, hữu cơ hoai mục, trùn quế để tăng cường vi chất cho đất, giúp cây phát triển tốt.
Cây cau cảnh rất dễ trồng, dễ chăm sóc, mang lại ý nghĩa phong thủy, giá trị thẩm mĩ cao và tốt cho sức khỏe. Vậy nên bạn hãy trồng loài cây này xung quanh nhà hoặc trang trí tại văn phòng làm việc nhé. Nếu bài viết còn gì thiếu xót và không chính xác hãy để lại comment giúp ttgdtxninhthuan.edu.vn hoàn thiện hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian ghé thăm blog của chúng tôi.